Tổng số lượt xem trang

Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn dày vách túi mật. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị bài đăng được sắp xếp theo mức độ liên quan cho truy vấn dày vách túi mật. Sắp xếp theo ngày Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

DÀY VÁCH TÚI MẬT : CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Dày vách túi mật khá thường gặp trong chẩn đoán hình ảnh. Là bằng chứng của bệnh lý túi mật nguyên phát và cũng là đặc điểm của viêm túi mật cấp. Tuy nhiên, bản thân dấu hiệu này không có tính chuyên biệt và cũng có ở nhiều bệnh lý không liên quan đến bệnh lý nội tại của túi mật. Dày vách túi mật toàn bộ có thể là vấn đề của chẩn đoán vì xảy ra ở các bệnh nhân có và không có triệu chứng cũng như ở bệnh nhân có chỉ định và không có chỉ định cắt bỏ túi mật. Lầm lẫn trong việc chẩn đoán nguyên nhân có thể dẫn đến chỉ định cắt bỏ túi mật không cần thiết, và ngược lại, chẩn đoán sai ở bệnh nhân cần được cắt bỏ túi mật có thể gây ra chậm trễ trong điều trị và làm tăng tỉ lệ tử vong.


Bình thường ở siêu âm, vách túi mật dày 3mm, có 3 lớp, lớp dưới niêm mạc ở trong có echo kém hơn lớp ngoài, còn niêm mạc bình thường không có echo.



Bệnh lý túi mật nguyên phát


Viêm túi mật cấp
Viêm túi mật mạn
Ung thư túi mật
U tuyến cơ


Bệnh lý túi mật thứ phát


Thường do bệnh lý ngoại lai của túi mật, và vách túi mật trở lại bình thường sau khi giải quyết được nguyên nhân ngoại lai này.


Bệnh hệ thống


Như rối loạn chức năng gan, suy tim, hoặc suy thận có thể làm dày vách túi mật toàn bộ. Cơ chế chính xác của dày vách túi mật chưa rõ nhưng có thể do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tăng áp lực tĩnh mạch hệ thống, giảm áp lực nội mô trong mạch máu, hoặc kết hợp tất cả các yếu tố này. Chai gan, viêm gan và suy tim phải sung huyết là những nguyên nhân tương đối thường gặp. Giảm protein máu cũng là nguyên nhân ngoại lai của dày vách túi mật nhưng còn bàn cãi.


Sốt xuất huyết


Dày vách túi mật, báng bụng và tràn dịch màng phổi là 3 dấu hiệu siêu âm của thất thoát plasma trong sốt xuất huyết. Bệnh nhân sốt xuất huyết có dày vách túi mật thường có kèm theo lượng tiểu cầu thấp và serum albumin thấp có ý nghĩa, trong khi serum aspartate aminotransferase và serum lactate dehydrogenase cao hơn bệnh nhân không có dày vách túi mật.

Có 4 kiểu dày vách túi mật trong sốt xuất huyết: kiểu có vân (striated) với nhiều lớp echo kém cách nhau bởi các vùng có echo (H.6); kiểu dày không đối xứng; kiểu vùng echo kém trung tâm phân cách bởi 2 lớp có echo và kiểu có echo đồng nhất. Bề dày vách túi mật có liên quan với độ nặng của bệnh sốt xuất huyết. Trong bệnh lý sốt xuất huyết, kiểu vân chiếm đa số, do tích tụ dịch giữa các lớp của vách túi mật, vì  giảm áp lực nội mô trong mạch máu (intravascular osmotic pressure).




Sốt thương hàn

Nhiễm trùng túi mật là biến chứng của sốt thương hàn do Salmonella typhi vì vi khuẩn phát triển mạnh trong dịch mật và hơn nữa còn tập trung cao trong túi mật. Có 60% bệnh nhân cấy máu dương tính S. typhi có biểu hiện siêu âm túi mật bất thường: túi mật căng to, có dấu sonoMurphy dương tính, tụ dịch hay phù nề quanh túi mật và dày vách túi mật.




Biểu hiện dày vách túi mật trong thương hàn là kiểu có vân trong vách (intramural sonolucent striations), trong lòng túi mật có echo không bóng lưng và niêm mạc bất thường hay bị bong màng (sloughed membranes). Với điều trị kháng sinh thích hợp, các dấu hiệu siêu âm bất thường đều biến mất mà không cần can thiệp phẫu thuật.


Viêm ngoài túi mật


Có thể ảnh hưởng thứ phát đến túi mật, do đó làm dày vách túi mật do lan truyền trực tiếp các viêm nguyên phát hoặc ít thường xuyên hơn là do phản ứng miễn dịch. Về lý thuyết, dày vách túi mật được gây ra bởi bất kỳ hiện tượng viêm nào lan đến vùng túi mật, nhưng chỉ một số nguyên nhân được kể như viêm gan, viêm tụy và viêm đài bể thận. Ngoài ra dày vách túi mật còn thấy ở nhiễm mononucleosis và hội chứng AIDS hoặc hội chứng viêm thứ phát do ung thư.


Kết luận


Dày vách túi mật toàn bộ là hậu quả nhiều bệnh lý, ngoại khoa và không ngoại khoa. Mặc dù đôi khi chẩn đoán hình ảnh không thể xác định, nhưng nguyên nhân của dày vách túi mật vẫn có thể xác định bằng cách dựa vào lâm sàng và kết hợp với các dấu hiệu hình ảnh học khác.


References

1. Adriaan C. van Breda Vriesman, Marc R. Engelbrecht, Robin H. M. Smithuis, Julien B. C. M. Puylaert: Diffuse Gallbladder Wall Thickening:Differential Diagnosis AJR:188, February 2007 495, AJR 2007; 188:495–501.
2. Oliveira GA, Machado RC, Horvat JV, Gomes LE, Guerra LR, Vandesteen L, Oliveira FT, Lousada NS, Moreira-Silva S, de Fatima Ceolin M.:Transient reticular gallbladder wall thickening in severe dengue fever: a reliable sign of plasma leakage. Pediatr Radiol. 2010 May;40(5):720-4. Epub 2009 Dec 15.
3. P. Balakrishna Shetty, Dale R. Broome: Sonographic Analysis of Gallbladder Findings in Salmonella Enteric Fever,  J Ultrasound Med 17:231–237, 1998.
4. Ricardo Villar Barbosa de Oliveira, Lívia Teresa Moreira Rios, Maria dos Remédios Freitas, Carvalho Branco, Leônidas Lopes Braga Júnior, Janílson Moucherek Soares Nascimento, Gilnara Fontinelle Silva, Kemuel Pinto Bandeira: Usefulness of ultrasonography in children with suspected dengue hemorrhagic fever: a literature review, Radiol Bras. 2010 Nov/Dez;43(6):401–407.
5. Setiawan MW, Samsi TK, Pool TN, Sugianto D, Wulur H.:Gallbladder wall thickening in dengue hemorrhagic fever: an ultrasonographic study. J Clin Ultrasound. 1995 Jul-Aug;23(6):357-62.
6. Tom Heller, Enrico Brunetti, Maria Teresa Giordani, Rosie Conlon, Carlo
Filice, Sam Goblirsch, Christoph F. Dietrich: Ultrasound in tropical medicine. Human Immunodeficiency Virus (HIV) Infection, EFSUMB – European Course Book.  




 

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

ARFI in Differentiating Malignant From Benign Thickening of the Gallbladder Wall

Differentiating Malignant From Benign Thickening of the Gallbladder Wall by the Use of Acoustic Radiation Force Impulse Elastography


Atul Kapoor, Aprajita Kapoor, Goldaa Mahajan, J Ultrasound Med 2011; 30:1499–1507
©2011 by the American Institute of Ultrasound in Medicine

ABSTRACT:
Objectives—The purpose of this study was to determine whether real-time elastography can differentiate gallbladder carcinoma from benign gallbladder wall thickening.

Methods—Sonographic and real-time elastographic examinations were done in 125 of 2000 consecutive patients who had an increased gallbladder wall thickness of more than 3 mm. Shear wave velocities were determined for a normal gallbladder wall, a benign thickened gallbladder wall, and gallbladder carcinoma, and a value of 2.7 m/s was set as the cutoff to differentiate between benign and malignant wall thickening. Virtual touch and color maps of the gallbladder wall were also obtained. The final diagnosis was confirmed by histopathologic examination of the resected gallbladder or by guided fine-needle aspiration cytologic examination. Statistical analysis was done to determine the sensitivity and specificity of elastography for gallbladder carcinoma and benign wall thickening. Student t test and area under the receiver operating characteristic curve analyses were done to determine the statistical significance of the results.

Results—Elastography had sensitivity and specificity of 100% and 91.3%, respectively,for diagnosing gallbladder carcinoma with a mean shear wave velocity of 3.41 m/s (P< 0.0001) and an area under the curve of 0.92. False-positive findings of acute cholecystitis occurred in 8.5% of cases, which also had an increased shear wave velocity of greater than 2.7 m/s. The overall accuracy of elastography for differentiating gallbladder carcinoma from benign wall thickening was 92.8%.



Conclusions—Elastography is an accurate technique for differentiating between benign and malignant gallbladder wall thickening and can be combined with sonography as the prime imaging tool for diagnosing gallbladder carcinoma at an early stage.

BÀN LUẬN:
Dày vách túi mật trên siêu âm là một dấu hiệu bệnh lý của túi mật mặc dù không đặc hiệu trong nhiều trường hợp, bao gồm cả bệnh lý túi mật ác tính. Tần suất carcinoma túi mật tại Đông Nam Á cao từ 8% đến 28% đã được báo cáo, với hầu hết các trường hợp phát hiện đã trong giai đoạn cuối.

Siêu âm phát hiện carcinoma túi mật thường từ 40% đến 60% các trường hợp,  khi túi mật bị thay thế bởi một khối hoặc có tổn thương cứng trong lòng, và ở phần lớn bệnh nhân, rất khó chẩn đoán bằng hình ảnh khi chỉ quan sát thấy dày vách túi mật lan tỏa. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện bằng multidetector CT, với kỹ thuật dual-phase (2 giai đoạn) để tăng cường phân biệt vách túi mật (differential gallbladder wall enhancement) nhằm phân biệt giữa nguyên nhân lành tính và ác tính của dày vách túi mật, với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 82,5% và 75,9%. Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để loại trừ bệnh ác tính ở tất cả các bệnh nhân có dày vách túi mật lan tỏa.
Theo chúng tôi biết, siêu âm đàn hồi bằng kỹ thuật ARFI đánh giá dày vách túi mật để phân biệt nguyên nhân ác tính và lành tính chưa được báo cáo từ trước trong y văn. Nghiên cứu này cho thấy rằng tất cả các bệnh nhân carcinoma túi mật đã có gia tăng vận tốc sóng biến dạng lớn hơn giá trị ngưỡng là 2,7 m/s.

Phân tích các kết quả chẩn đoán với các giá trị ngưỡng khác nhau (bảng 3) cho thấy độ nhạy tương tự 100% ở 2,7 và 2,4 m/s nhưng với độ đặc hiệu lần lượt là 91,3% và 87,3%.

Đã có một xu hướng tăng dương tính giả khi giá trị ngưỡng đặt ở 2,4 m/s, và độ đặc hiệu hạ thấp. Vì bệnh nhân carcinoma túi mật trong nghiên cứu này có shear wave velocity trung bình là 3,41 m/s, cao hơn có ý nghĩa ở những bệnh nhân dày vách túi mật lành tính, nên chúng tôi sử dụng giá trị ngưỡng là 2,7 thích hợp hơn là 2,4 m/s. Bệnh nhân dày vách túi mật lành tính có shear wave velocity trung bình là 1,75 m/s, thấp hơn nhiều so với người bị carcinoma túi mật, và khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P nhỏ hơn 0,0001). Lý do có khả năng cho sự khác biệt này là mô ác tính có độ cứng cao hơn do gia tăng mật độ tế bào khi so sánh với các mô bị viêm mạn tính và xơ hóa. Hơn nữa, việc sử dụng elastography ARFI cũng giúp phân biệt giữa dày vách do viêm túi mật lành tính và các nguyên nhân không đặc hiệu của dày vách túi mật. Dấu hiệu này cũng có tầm quan trọng lâm sàng trong việc quyết định điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Tuy nhiên, cần có một nghiên cứu riêng biệt để xác nhận tính hữu dụng của nó.
Một so sánh các kết quả này với những nghiên cứu trước đó bằng multidetector CT cho thấy rằng đánh giá bề dày vách túi mật, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh, có thể mang lại tiêu chuẩn hữu ích để phát hiện bệnh lý ác tính túi mật và có ảnh hưởng đến quyết định xử trí, cũng như có tác động lâu dài đến sự sống còn của bệnh nhân. Elastography có độ đặc hiệu là 91,3% để chẩn đoán carcinoma túi mật, với tỷ lệ dương tính giả là 8,5%. Dấu hiệu dương tính giả xảy ra ở 9 bệnh nhân viêm túi mật cấp, có tăng độ cứng vách túi mật với vận tốc sóng biến dạng lớn hơn 2,7 m/s.
Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng các trường hợp dương tính giả có thể được giảm thiểu bằng cách kết hợp các dấu hiệu siêu âm như có peripheric halo (quầng ngoại vi túi mật) vách túi mật, dấu hiệu sonoMurphy và tụ dịch quanh túi mật và, trên hết tất cả, là lâm sàng của những bệnh nhân này.

Cộng hưởng từ cho thấy có giá trị trong việc đánh giá dày vách túi mật, nhưng vẫn đóng một vai trò nhỏ trong chẩn đoán.
Cộng hưởng từ mật-tụy (cholangiopancreaticography) giúp đánh giá đường mật bất thường, với độ nhạỳ 100% cho phát hiện viêm túi mật cấp, nhưng độ đặc hiệu chỉ 69% cho viêm túi mật mạn tính khi so vói siêu âm là 96%. Vì chi phí cao và độ đặc hiệu thấp, MRI không dùng để chẩn đoán viêm túi mật mạn tính.
Cộng hưởng từ cholangiopancreaticography kết hợp với dynamic MRI đã được sử dụng để chẩn đoán và định giai đoạn carcinoma túi mật với độ nhạy lên tới 100% để phát hiện xâm lấn đường mật và mạch máu; tuy nhiên, carcinoma giai đoạn sớm vẫn bị MRI bỏ sót vì nền viêm túi mật mạn tính. Các kết quả của nghiên cứu bằng cách sử dụng ARFI elastography này được so sánh với MRI trong phát hiện carcinoma túi mật giai đoạn sớm; tuy nhiên, dynamic MRI có thể được sử dụng về sau này để định giai đoạn carcinoma túi mật.
Có những cạm bẫy tiềm tàng trong ước tính vận tốc sóng biến dạng bằng ARFI elastography khi khám cho bệnh nhân bị ascites, bệnh nhân béo phì nặng với chỉ số khối cơ thể lớn hơn 35 kg/m2, bệnh nhân không hợp tác vì không nín thở được và bệnh nhân viêm túi mật cấp. Một lỗi đánh giá vận tốc sóng biến dạng có thể xảy ra nếu lấy mẫu ở mô gan liền kề bất thường; Tuy nhiên, chúng tôi không ghi nhận bất kỳ quan sát nào như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi.

Tóm lại, với hiểu biết của chúng tôi, chưa có nghiên cứu nào về thay đổi độ cứng của vách túi mật bệnh lý bằng được báo cáo trước đây. Nghiên cứu này cho thấy rằng có thể dễ dàng dùng siêu âm đàn hồi cho bệnh nhân dày vách túi mật để phân biệt lành tính và ác tính. Siêu âm đàn hồi có độ chính xác cao là 92,8% so với báo cáo của multidetector CT. Hơn nữa, siêu âm đàn hồi dễ dàng được kết hợp với siêu âm quy ước, là phương thức đánh giá túi mật chính, vì nó là không xâm hại, không có tia xạ, và có chi phí hợp lý.

Xem  DÀY VÁCH TÚI MẬT: CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2008

HÌNH ẢNH SIÊU ÂM SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

 BS LÊ VĂN TÀI-BS NGUYỄN THIỆN HÙNG
Trung tâm Y khoa MEDIC

TỔNG QUAN

I. BỆNH SINH:

Do virút Dengue. Có 4 typeS.
- Gặp ở trẻ em, quanh năm cao điểm vào mùa mưa. Dễ phát thành dịch.
- Người lớn cũng nhiễm bệnh sốt xuất huyết (SXH), suất độ ít hơn.

II. LÂM SÀNG

- Sốt cao liên tục. Sung huyết da niêm, kết mạc mắt, chảy máu răng, xuất huyết tiêu hoá (ói ra máu, tiêu máu).
- Theo WHO:
- SXH nhẹ: độ I-II.
- SXH nặng: độ III- IV: sốc.
- Độ 1: Sốt + dấu hiệu dây thắt (+).
- Độ 2: Độ I + xuất huyết tự phát.
- Độ 3: Sốc: chi mát lạnh, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, HA kẹp, hoặc tụt HA.
- Độ 4: Sốc sâu: mạch, HA không đo được.

III. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG NẶNG

1. Sốc kéo dài.
2. SXH có biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
3. SXH có biến chứng suy hô hấp.
4. SXH có biến chứng quá tải.
5. SXH dạng não (Dengue Encephalopathy).
6. SXH biến chứng viêm gan tối cấp (Fulminant Hepatitis).

IV. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng:
- Sốt cao liên tục, sung huyết da niêm, xuất huyết dưới da, chảy máu răng, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hoá. Gan lách to.
- Đau bụng, có trường hợp giả bụng ngoại khoa:Viêm ruột thừa.
2. Xét nghiệm:
- Dung tích hồng cầu Hct tăng hơn 20%.
- Tiểu cầu thấp hơn 100.000/mm3.
- Huyết thanh chẩn đoán Dengue IgM, IgG. Trong trường hợp nhiễm, IgG : dương tính từ ngày thứ 4.
- Phản ứng khuếch đại chuỗi gen (PCR) tìm RNA virus Dengue trong máu để định type.

3. Chẩn đoán phân biệt: trong những trường hợp xuất huyết Hct không cao, và tiểu cầu không giảm: Nhiễm trùng huyết, sốt thương hàn, xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát, bệnh ác tính.

V. HÌNH ẢNH SIÊU ÂM:

Hình ảnh siêu âm trong sốt xuất huyết qua y văn:

Bảng 1 : Bảng kê triệu chứng siêu âm sốt xuất huyết theo 2 nhóm bệnh (theo Setiawan 1998).

1.Dày vách túi mật:
Có tác giả gọi là viêm túi mật không sỏi (Van Troys 2000), là yếu tố tiên lượng dự hậu.




Theo Setiawan, dày vách túi mật 3-5 mm là tiêu chuẩn chỉ định nhập viện và theo dõi, dày trên 5mm là tiêu chuẩn cho bệnh nhân nguy cơ cao vào sốc giảm thể tích. Kim YO và cs nhận thấy dày vách túi mật thường liên quan đến hội chứng thận (renal syndrome) trong sốt xuất huyết do Hantavirus.
2. Gan to, lách to.
3. Dịch ổ bụng thường xảy ra trong sốt xuất huyết (Pramuljo 1991). Trong nhóm độ III-IV, thường có tụ dịch quanh thận và cạnh thận trong 77% trường hợp, tụ dịch dưới bao gan và lách 9% trường hợp, tràn dịch màng tim 8% trường hợp (Setiawan).
4. Tràn dịch màng phổi phải và trái hoặc chỉ bên phải, không có tràn dịch màng phổi đơn độc bên trái (Pramuljo 1991). Tràn dịch màng phổi phải và tụ dịch dưới bao gan là yếu tố tiên lượng chuyển độ vào sốc.
5. Thay đổi echo tụy và tụy lớn ra 29% trường hợp nhóm độ I-II và 44% trường hợp nhóm độ III-IV.
Tụy có echo dày hơn gan 25% trường hợp, đồng echo 69% trường hợp và echo kém 6% trường hợp. Thay đổi echo tụy với gia tăng men tụy thường gặp trong sốt xuất huyết không là nguyên do duy nhất gây đau thượng vị.
6. Vỡ thận tự phát (29 ca trong 5 năm theo Vallakhmetov 1990) được chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và siêu âm.

Như vậy triệu chứng siêu âm của sốt xuất huyết và dấu hiệu chuyển độ tương đối rõ ổn định không đặc hiệu, cần lưu ý phát hiện đầy đủ khi khám siêu âm trong mùa dịch và vùng dịch tể sốt xuất huyết.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP SIÊU ÂM (MEDIC):

- Tổng số 38 bệnh nhân (29 nam, 9 nữ ). Tuổi 12 -40. Trong đó có 2 bệnh nhân mang thai, 1 trường hợp thai 6 tháng, 1 trường hợp thai 7 tháng.
- Lâm sàng: sốt kèm xuất huyết: da niêm sung huyết, xuất huyết dạng chấm, chảy máu răng. Đau bụng vùng thượng vị và hạ sườn phải. Đặc biệt 2 trường hợp có thai đau hông lưng, một trường hợp đau hông lưng phải, 1 trường hợp đau hông lưng trái.


*Xét nghiệm:
- Công thức máu NGFL: 38 trường hợp, đa số bạch cầu giảm, tăng lympho bào, tăng Hct, giảm tiểu cầu.
- Chức năng gan: Vài trường hợp có tăng men gan.
- Huyết thanh chẩn đoán: 6 trường hợp.

BÀN LUẬN



- Trong 38 trường hợp trên, 37 người lớn và 1 trẻ em. Bước đầu, chúng ta chỉ mới chẩn đoán kịp thời SXH, nhập viện điều trị. Chưa ghi nhân được trường hợp nào có chuyển độ hay không?
- Y văn trong nước và nước ngoài chỉ nghiên cứu trên trẻ em. Gần đây chỉ mới ghi nhận có gặp ở người lớn. Chưa có trường hợp mang thai mắc bệnh SXH nào được báo cáo.
- Theo y văn, các tác giả dựa trên độ dầy vách túi mật, mức độ tràn dịch màng phổi,  dịch ổ bụng, dịch tụ dưới bao gan để đánh giá độ nặng và chuyển độ nặng vào sốc.
- Y văn trong nước chưa có công bố về thay đổi mô tuỵ, tăng men tuỵ gây đau vùng thượng vị.
- Vỡ thận tự phát cũng chưa có trường hợp nào được báo cáo.
- Cần tiếp tục tổng kết với số lượng bệnh nhân nhiều hơn.

KẾT LUẬN

Siêu âm khảo sát tốt dày vách túi mật, dịch màng phổi, dịch màng bụng. Do đó, trong mùa dịch, trước những bệnh nhân có sốt kéo dài khi siêu âm thấy những dấu hiệu trên cần kết hợp lâm sàng để có định hướng chẩn đoán và cho làm thêm xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác SXH. Đặc biệt, đối với bệnh nhi, những trường hợp có dấu hiệu chuyển độ vào sốc (độ II và độ III), đánh giá dựa trên các dấu hiệu dày vách túi mật, dịch màng phổi, dịch ổ bụng tụ dịch dưới bao gan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Gupta S, Singh SK, Taneja V, Goulatia RK, Bhagat A, Puliyel JM.: Gall bladder wall edema in serology proven pediatric dengue hemorrhagic fever: a useful diagnostic finding which may help in prognostication. J Trop Pediatr 2000 Jun;46(3):179-81
2. Kim YO, Chun KA, Choi JY, Yoon SA, Yang CW, Kim KT, Bang BK.:Sonographic evaluation of gallbladder-wall thickening in hemorrhagic fever with renal syndrome:prediction of disease severity. J Clin Ultrasound 2001 Jun;29(5):286-9
3. Pramuljo HS, Harun SR.:Ultrasound findings in dengue haemorrhagic fever. Pediatr Radiol 1991;21(2):100-2
4.Sehgal A, Gupta S, Tyagi V, Bahl S, Singh SK, Puliyel JM :Gall bladder wall edema is not pathogenic of dengue iinfection.. J Trop Pediatr 2002 Oct;48(5):315-6.
5. Setiawan MW, Samsi TK, Pool TN, Sugianto D, Wulur H.:Gallbladder wall thickening in dengue hemorrhagic fever: an ultrasonographic study. J Clin Ultrasound 1995 Jul-Aug;23(6):357-62
6.Setiawan MW, Samsi TK, Wulur H, Sugianto D, Pool TN.: Dengue haemorrhagic fever: ultrasound as an aid to predict the severity of the disease. Pediatr Radiol 1998 Jan;28(1):1-4
7.Setiawan MW, Samsi TK, Wulur H, Sugianto D, Pool TN.Epigastric pain and sonographic assessment of the pancreas in dengue hemorrhagic fever. J Clin Ultrasound 1998 Jun;26(5):257-9.
8.Valiakhmetov RZ, Gafarov AI,Memkhes VS, Galimzianov VZ.:Spontaneous rupture of the kidneys in hemorrhagic fever with renal syndrome. Urol Nefrol (Mosk) 1990 Nov-Dec;(6):50-3.
9.Van Troys H, Gras C, Coton T, Deparis X, Tolou H, Durand JP. :Imported dengue hemorrhagic fever: a propos of 1 case presenting with signs of acute alithiasic cholecystitis. Med Trop (Mars) 2000;60(3):278-80
10. Melani: Early diagnosis of atypical Dengue heamorrhagic fever. Ultrasound International 7/ 1995.
11. Ngô Minh Đức: Hình ảnh siêu âm trong Sốt xuất huyết.
12. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Lân: Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng, Phác đồ điều trị nhi khoa 2000, BV Nhi Đồng I: 179- 189.

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2008

VỀ MỘT SỐ DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP TRONG VIÊM GAN VÀ XƠ GAN

BS NGUYỄN THIỆN HÙNG biên dịch từ SONOGRAPHY of DIFFUSE LIVER DISEASES, by H Tchelepi - ‎2002, www.jultrasoundmed.org/content/21/9/1023.full


Siêu âm vẫn được dùng theo dõi bệnh nhân trong các giai đoạn viêm gan siêu vi. Có nhiều dấu hiệu siêu âm bất thường nhưng vẫn chưa được công nhận có tính đặc hiệu cho viêm gan cấp và mạn.
Ngay cả khi gan đã chai, kết quả siêu âm có khi còn không tương hợp với kết quả sinh thiết.
Có tác giả dùng thuật toán thống kê mong tìm yếu tố tiên lượng cho viêm gan và xơ hóa gan, như vận tốc tối đa lưu lượng tĩnh mạch cửa và độ dày của vách túi mật để chẩn đoán viêm, còn bề mặt gan, cấu trúc chủ mô và độ dày của vách túi mật để tìm giá trị tiên đoán dương tính cho quá trình xơ (10). Điều này cho thấy dùng siêu âm để chẩn đoán viêm hoặc chai gan thật không đơn giản.

Không có dấu hiệu chuyên biệt của viêm gan cấp nhưng lại có rất nhiều triệu chứng vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Dấu hiệu siêu âm chung nhất của viêm gan là gan lớn. Gan thường to trong viêm cấp, không to trong viêm mạn, thường gan to thay đổi từ 24,1% đến 30,1% (số liệu của Nguyễn Thiện Hùng và cs, 1996).
Trong giai đoạn viêm gan cấp gan có echo kém (dark liver) thay đổi từ 10,7% đến 12,1%, NTH, đã dẫn). Trong khi đó dấu starry night liver gần đây được đánh giá thực sự không giúp ích gì về lâm sàng (9).
Dày vách túi mật do viêm trực tiếp và phù nề đôi khi hiện diện trong viêm gan cấp, khi men gan tăng cao gần hay hơn 500UI, do lớp cơ và niêm mạc của vách dày lên đối xứng, đặc biệt là trong viêm gan A (2). Dày vách túi mật nhưng không có dịch báng dù không đặc hiệu đôi khi gợi ý chẩn đoán viêm gan cấp trong một số trường hợp.
Gan to và tăng phản âm gan lan tỏa thường thấy trong viêm gan mạn thay đổi từ 14,3% đến 22,4%. Trong khi đó khoảng quanh tĩnh mạch cửa dày và sáng chiếm tỉ lệ từ 7% đến 13,9% (đã dẫn).
Trong viêm gan mạn hoạt động do rượu, các động mạch to ra trên siêu âm Doppler màu vì làm tăng lưu lượng động mạch. Điều này gây ra dấu song mạch trên hình siêu âm thang xám, có thể lầm với giãn đường mật (9).
Đôi khi phát hiện có hạch trong dây chằng gan-tá (3) nhất là trong viêm gan C, ít hơn trong viêm gan B, có tác giả lưu ý có hạch là tình trạng bệnh xấu đi.

Viêm gan mạn thể hoạt động thường thay đổi cấu trúc nhiều hơn viêm gan mạn thể tồn tại, chủ mô gan thô và đường mạch mật giảm sáng, nhưng không giảm âm phần thấp nhiều như gan thấm mỡ. Số liệu của chúng tôi cho thấy echo gan thô thay đổi từ 15,4% đến 17%. Khi gan có rối loạn chức năng trầm trọng, bề mặt gan không đều do tạo nốt, bờ dưới gan cùn và mặt sau gan trở nên lồi. Tỉ lệ có mặt sau gan lồi thay đổi từ 19,4% đến 21,3%, và có cấu trúc hạt thay đổi từ 9,7% đến 13,3% (đã dẫn). Dạng thô hạt (coarse nodular pattern) là yếu tố nguy cơ của biến chứng ung thư tế bào gan nguyên phát, không phân biệt do nhiễm siêu vi gan B hoặc C hoặc B và D (Caturelli và cs, Radiology 2003).



Chai gan là giai đoạn cuối của tổn thương tế bào gan, với đặc trưng là xơ hoá bắc cầu và tái tạo. Hình ảnh siêu âm chai gan gồm thay đổi hình dạng gan, chủ mô không đồng dạng, tạo nốt nhất là trên bề mặt, mạch máu trong gan không còn rõ. Nhưng các dấu hiệu này không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để chẩn đoán chắc chắn chai gan. Tuy nhiên đánh giá độ nhẵn hay tạo nốt bề mặt gan rất có giá trị với đầu dò thẳng có độ ly giải cao. Nốt bề mặt gan có thể là dấu hiệu chai gan duy nhất. Siêu âm 3 chiều giúp thấy rõ bề mặt gan khi có dịch báng.

Thùy đuôi và gan trái tương đối ít bị ảnh hưởng như gan phải. Thùy đuôi thường to ra trong viêm gan mạn. Trong chai gan do viêm gan B, gan phải teo còn gan trái và thùy đuôi phì đại, gọi là tái phân bổ thể tích gan. Tuy vậy chỉ số thùy đuôi/gan phải ít được dùng mặc dù có lô nghiên cứu cho thấy có độ nhạy 43%, và độ chính xác là 79%.
Như vậy, thay đổi cấu trúc trong viêm gan tuy đa dạng nhưng không đặc hiệu và tỉ lệ thay đổi không nhiều làm cho khó chẩn đoán viêm gan bằng siêu âm, dù siêu âm có độ nhạy giúp phân biệt gan bình thường và bất thường. Có ý kiến cho rằng siêu âm không đủ tin cậy trong chẩn đoán chai gan khi đối chiếu với kết quả sinh thiết (7).

Trong khi đó, siêu âm màu giúp phát hiện phổ đảo ngược của tĩnh mạch cửa và tuần hoàn bàng hệ, là dấu hiệu cao áp tĩnh mạch cửa. Đôi khi siêu âm màu thấy được động mạch gan lớn ra và chạy ngoằn ngoèo giống như cái vặn nút chai, do gan xơ cứng và tăng phổ động mạch trong khi giảm lưu lượng tĩnh mạch cửa. Các động mạch giãn lớn này thường có tốc độ cao và có aliasing.
Còn tĩnh mạch cửa thì có phổ đảo ngược và có shunt cửa-chủ, trong khi các tĩnh mạch gan mất dạng 3 pha bình thường và hẹp lòng. Chai gan là nguyên nhân gây cao áp tĩnh mạch cửa thường gặp. Có thể chẩn đoán cao áp tĩnh mạch cửa khi thấy có shunt cửa-chủ hay tĩnh mạch cửa có phổ đảo ngược.
Kích thước của tĩnh mạch cửa bình thường khoảng 10mm, nếu lớn hơn 13mm là có cao áp tĩnh mạch cửa, nhưng kích thước tĩnh mạch cửa còn thay đổi theo lúc hít thở và tư thế bệnh nhân.
Tuy vậy mất thay đổi theo nhịp thở (tăng khẩu kính khi hít vào và giảm khi thở ra) là dấu hiệu cao áp tĩnh mạch cửa. Bình thường máu tĩnh mạch cửa chảy về gan (hepatopetal). Dù có thông với tuần hoàn bàng hệ, dòng tĩnh mạch cửa đảo ngược không chảy về gan (hepatofugal) là dấu hiệu của cao áp tĩnh mạch cửa. Còn có các dòng chảy tĩnh mạch cửa bất thường khác như phổ 2 chiều (bidirectional flow) và static flow, hiếm thấy hơn.
Tuần hoàn bàng hệ thường gặp là tĩnh mạch vị trái (vành vị) và tái lập tuần hoàn rốn và các tĩnh mạch sau phúc mạc, lách-thận, lách-sau phúc mạc, vị ngắn, và mạc nối lớn.

Siêu âm Doppler màu giúp phát hiện nhanh phổ đảo ngược, đôi lúc là dấu hiệu duy nhất của cao áp lực tĩnh mạch cửa, và tuần hoàn bàng hệ vốn khó thấy ở siêu âm thang xám. Nhưng cần nhớ rằng còn có đảo ngược dòng chảy tĩnh mạch cửa nhất thời không liên quan bệnh gan như trong các trường hợp suy van 3 lá và bệnh lý tim. Siêu âm Doppler có độ chính xác cao trong chẩn đoán chai gan dù có dương tính giả (Haktanir và cs, J Ultrasound Med 2005).
Nên dùng tần số thấp 2-3 MHz để khảo sát tối ưu dòng chảy và phổ.

HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH

Siêu âm Doppler màu giúp chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch toàn bộ hay một phần. Có echo trong lòng tĩnh mạch có thể là huyết khối trên siêu âm thang xám nhưng không khẳng định được là cục máu đông. Khi có echo kém hoặc không có echo có thể không thấy đươc cục máu đông nếu không làm siêu âm màu. Siêu âm màu tô viền cục máu đông với dòng chảy chảy vòng quanh. Thường cục máu không có echo hiếm gặp trong bệnh lý ác tính mà gặp trong huyết khối tĩnh mạch cửa lành tính đặc biệt là trường hợp huyết khối cấp tính. Siêu âm màu có thể chẩn đoán chính xác huyết khối tĩnh mạch cửa khi không phát hiện phổ màu trong lòng tĩnh mạch, trong khi có phổ trong mạch máu kế cận có cùng độ sâu.
Huyết khối tĩnh mạch cửa thường do xâm lấn ác tính, huyết khối tĩnh mạch nhiễm trùng, viêm tụy, cao áp tĩnh mạch cửa, chấn thương, và chích xơ tĩnh mạch thực quản qua nội soi.

Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tiên để khám cho bệnh nhân có bệnh lý gan. Phát hiện và đánh giá bệnh lý viêm gan cấp có thể khó khăn vì thường chưa biến dạng cấu trúc chủ mô, hay hình dạng gan. Nốt bề mặt, nốt chủ mô hay teo gan thùy phải dùng để chẩn đoán chai gan.
Trong viêm gan mạn và chai gan siêu âm có thể khám thấy gan lớn, tình trạng chai gan (nốt bề mặt gan, giảm chỉ số thùy đuôi/gan phải, và dấu hiệu cao áp tĩnh mạch cửa) với độ nhạy và độ chuyên biệt tốt nhưng không hoàn toàn (9).

Do vậy, siêu âm, vì những giới hạn của nó, không thể đánh giá bệnh lý chủ mô gan một cách hoàn hảo và đáng tin cậy.

----------
Đã đăng trong Siêu âm ngày nay Tập 41–(Số 2)Tháng 3-4/2005

FURTHER READING

EFSUMB – ULTRASOUND of the LIVER

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2008

HÌNH ẢNH SIÊU ÂM CHẨN ÐOÁN TRONG BỆNH LÝ GAN LAN TỎA





HÌNH ẢNH SIÊU ÂM CHẨN ÐOÁN TRONG BỆNH LÝ GAN LAN TỎA
Nguyễn Thiện Hùng , Phan Thanh Hải
Trung tâm Y khoa MEDIC Hòa Hảo- Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT
Một tổng quan về siêu âm chẩn đoán trong một số bệnh lý gan tỏa với lược sử vấn đề từ những năm 90, các vấn đề kỹ thuật và các sai sót có thể gặp phải được trình bày. Các tác giả đề nghị hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan cấp và mạn tính và gan thấm mỡ bằng siêu âm ở 817 ca (nhóm I), có độ nhạy 96,81% và độ chính xác 93,39% khi đối chiếu với dấu hiệu huyết thanh học HBV và HCV. Ở nhóm II (101 ca gan thấm mỡ), độ chính xác của siêu âm chẩn đoán là 89,10% so với các xét nghiệm cholesterol, triglycerids và các men gan AST, ALT (GOP, GPT). Các thay đổi về cấu trúc gan (kiểu echo, vách tĩnh mạch cửa, bờ gan, góc gan) và của túi mật được thống kê lại ở 1.367 ca viêm gan siêu vi B và C (nhóm III). Vai trò và khả năng của siêu âm chẩn đoán trong bệnh lý gan lan tỏa cũng được đề cập trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhằm hạ thấp các nguy cơ viêm gan siêu vi và ung thư tế bào gan nguyên phát.

ABSTRACT
ULTRASOUND DIAGNOSIS IN DIFFUSE LIVER DISEASES, Nguyễn Thiện Hùng - Phan Thanh Hải* Y học tp. Ho Chi Minh* N0 - 2 Series 1 - 1997: 1-6
An overview on ultrasound diagnosis in some of diffuse liver diseases with the history from 1990, techniques and pitfalls was reviewed. Authors proposed an systematization of criteria of acute and chronic hepatitis and fatty infiltrating of the liver : on 817 cases (group I) which had the sensibility of 96.81% and the accuracy of 93.39% in comparison with HBV and HCV serological markers. In group II (101 cases) on fatty liver, the accuracy of US scanning was 89.10% with results of cholesterol, triglycerids and liver enzymes (AST,ALT). Some changes of liver structure (echo patterns, portal vein thickening, borders, liver angles) and gallbladder had been reported in 1,367 cases of viral hepatitis B and C (group III). Authors also implicated the role and capacity of US scanning in the diagnosis of diffuse liver disease, in the primary healthcare to reduce the risks of the viral hepatitis and the hepatocellular carcinoma in Vietnam.

MỞ ÐẦU
Siêu âm trong bệnh lý gan tỏa chưa được tổng kết trong hoàn cảnh bệnh lý nhiệt đới nước ta. Từ năm 1993, chúng tôi dùng siêu âm chẩn đoán như một phương tiện truy tìm và sàng lọc các bệnh lý gan nhất là viêm gan siêu vi nhằm góp phần phát hiện các bệnh lý gan còn ở thời kỳ có thể chữa khỏi và ít gây biến chứng nặng.

SIÊU ÂM THĂM DÒ BỆNH LÝ GAN
Tiêu chuẩn siêu âm để chẩn đóan viêm gan (xem Bảng 1).
Chẩn đoán viêm gan, nhất là viêm gan cấp, bằng siêu âm cần có kinh nghiệm dù siêu âm có độ nhạy giúp phân biệt gan bình thường và bất thường(3).
Higashi và cs (1991) đã mô tả cấu trúc siêu âm của viêm gan mạn (mặt sau gan, bờ dưới gan, biến dạng túi mật(4).
Kertz (1994), nói về viêm gan cấp với các thay đổi về kích thước gan, cấu trúc thô, dày sáng vách các nhánh tĩnh mạch cửa, của vách túi mật và bao gan, về sự giảm âm trong chủ mô gan(5).
Hagen-Ansert (1995), mô tả các thay đổi trong viêm gan cấp (giảm sinh echo gan, dày sáng cách tĩnh mạch cửa) và viêm gan mạn (chủ mô gan thô, tăng sinh echo, giảm cấu trúc mạch máu trong gan)(3).
Từ 1993, chúng tôi đã thiết lập các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan (Xem bảng 1)

Bảng 1 : Tiêu chuẩn siêu âm chẩn đoán viêm gan


Siêu âm chẩn đoán gan thấm mỡ

Gan thấm mỡ do ứ đọng triglycerids trong tế bào gan. Nguyên nhân gan thấm mỡ gồm uống rượu, dùng corticoid ngoại sinh, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, bệnh Cushing, đái tháo đường, hội chứng Reye, suy dinh dưỡng Kwashiokor, do ung thư hóa trị liệu, người béo,..
Muốn chẩn đoán chính xác phải dựa trên độ tập trung trung bình (đơn vị Hounsfield) trên ảnh chụp cắt lớp điện toán. Khi đậm độ gan kém hơn lách có thể nghĩ đến gan thấm mỡ. Trên siêu âm nếu thấy gan sáng và lớn (75%), tĩnh mạch và các đường mật trong gan mờ khó xác định có thể nghĩ đến gan thấm mỡ. Siêu âm có thể phát hiện gan thấm mỡ nhẹ với độ nhạy 86% và 90% với thể nặng và trung bình (5,6).
Tiêu chuẩn chẩn đoán gan thấm mỡ dựa vào y văn (6,13) và chúng tôi chỉ chọn các gan to (gan trái lớn hơn 10cm qua mặt cắt dọc qua động mạch chủ bụng, gan phải lớn hơn 15cm qua mặt cắt gian sườn ở bình diện thận phải). Ðối với vách tĩnh mạch cửa, chúng tôi chỉ chọn các vách giảm echo nhánh xa (gan thấm mỡ độ nhẹ) và giảm echo vách các nhánh chính (độ vừa)(8,10).

Histogram cường độ siêu âm

Trên siêu âm, bệnh lý gan lan tỏa thường được chẩn đoán dựa vào bậc thang xám (gray scale) gồm 32 hoặc 64 bậc, nên tùy thuộc vào sự đánh giá chủ quan bác sĩ siêu âm. Hiện nay một số máy siêu âm đã có thêm phần mềm vi tính đánh giá histogram cường độ siêu âm (histogram of echo intensity) để tăng cường tính khách quan, nhờ đo được cường độ siêu âm của một vùng cần biết bất kỳ, so sánh vùng đó với một vùng khác trên cùng một mặt cắt, cùng cách đầu dò một khoảng cách bằng nhau. Ở gan, khi mở cùng một cửa sổ trên chủ mô thận và vùng gan tương ứng, một giản đồ thang xám được vẽ lại, với các thông số như diện tích cửa sổ, biên độ echo, độ phân tán echo,.. đều có trên màn hình cùng lúc. Dùng độ chênh lệch biên độ echo trung bình giữa gan và thận. (Hist gan - Hist thận) để đánh giá chủ mô gan dày hoặc kém hơn thận.

HÌNH ẢNH SIÊU ÂM TRONG VIÊM GAN VÀ GAN THẤM MỠ

Trong viêm gan
Sự thay đổi cấu trúc echo ở viêm gan cấp, mạn, xơ gan được nhiều tác giả đề cập nhưng chưa hệ thống. Về kích thước, gan thường to trong viêm cấp, bình thường trong viêm mạn(3,4,5). Số liệu của chúng tôi cho thấy gan to thay đổi từ 24,1% đến 30,1%. Trong viêm gan cấp có echo kém (dark liver). Số liệu của chúng tôi cho thấy gan có echo kém thay đổi từ 10,7% đến 12,1%. Trong viêm gan cấp do rượu, gan thường to, sáng (bright liver) và có giảm âm như gan thấm mỡ (3), nhưng không có giảm âm rõ, không có giảm cấu trúc mạch máu như gan thấm mỡ. Số liệu của chúng tôi cho thấy gan có echo dày thay đổi từ 14,3% đến 22,4%. Vách tĩnh mạch cửa dày và sáng từ 7% đến 13,9%.
Viêm gan mạn thể hoạt động thường thay đổi cấu trúc nhiều hơn viêm gan mạn thể tồn tại(4), chủ mô gan thô (coarse) và đường mạch mật giảm sáng, không giảm âm phần thấp nhiều như gan thấm mỡ. Số liệu của chúng tôi cho thấy echo gan thô thay đổi từ 15,4% đến 17%. Khi gan có rối loạn chức năng trầm trọng, bề mặt gan không đều do sự tạo lập các hạt tái tạo, bờ dưới gan cùn (blunted) và mặt sau gan trở nên lồi (convex)(3). Số liệu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ gan có cấu trúc hạt thay đổi từ 09,7% đến 13,3% và mặt sau gan lồi thay đổi từ 19,4% đến 21,3%.
Vách túi mật thường dày trong viêm gan cấp (4) và trong xơ gan (3). Số liệu của chúng tôi cho thấy vách túi mật dày thay đổi từ 0,87% đến 02,42%. Thay đổi dạng túi mật thường là thứ phát sau sự biến dạng của gan(3). Số liệu của chúng tôi cho thấy túi mật méo dạng (gallbladder deformity) thay đổi từ 03,295 đến 05,95%.

Bảng 2 : Ðặc điểm cấu trúc của các loại viêm gan




Bảng 2 cho thấy thay đổi cấu trúc gan và túi mật gan trong viêm gan siêu vi B, C nhưng ít và không đặc hiệu qua siêu âm chẩn đoán. Thay đổi cấu trúc gan trong viêm gan tuy đa dạng nhưng không đặc hiệu và tỉ lệ thay đổi không nhiều. Do đó khó chẩn đoán viêm gan bằng siêu âm dù siêu âm có độ nhạy giúp phân biệt gan bình thường và bất thường(3).


Trong gan thấm mỡ

Cấu trúc echo gan thấm mỡ dày hơn chủ mô thận hơn 2 độ xám. Dùng kỹ thuật histogram cường độ siêu âm để so sánh cấu trúc chủ mô gan thấm mỡ và thận, chúng tôi ghi nhận bình quân độ chênh lệch histogram cường độ siêu âm giữa gan và thận ở 101 ca gan thấm mỡ là 730/101 =7,22; nghĩa là độ sáng mức độ xám của gan thấm mỡ hơn chủ mô thận là 7,22 so với chứng -0,4(8).

ÐỘ PHÙ HỢP CỦA SIÊU ÂM VỚI XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG KHÁC

Siêu âm trong viêm gan

Ðộ phù hợp của siêu âm chẩn đoán viêm gan với xét nghiệm HBV, HCV :
- Ðộ nhạy 96,81%.
- Ðộ chuyên biệt 53,12%
- Gía trị phỏng đoán dương tính 96%
- Gía trị phỏng đoán âm tính 58,6%.
- Ðộ chính xác 93,39%.

Siêu âm trong gan thấm mỡ

Ðộ phù hợp giữa siêu âm gan thấm mỡ và xét nghiệm cận lâm sàng :
Nửa số ca có CT và TG cùng tăng ở bệnh lý gan thấm mỡ. Có 07 trường hợp gan thấm mỡ ở siêu âm nhưng không thay đổi CT và TG (06,9%).
Ðối với sự gia tăng men gan AST và ALT (GOP và GPT) trong gan thấm mỡ, chúng tôi chỉ chọn các trường hợp có sự gia tăng gấp 3 lần trị số bình thường.


CÁC SAI SÓT CỦA SIÊU ÂM CHẨN ÐOÁN

Trong viêm gan

Thường gặp trong viêm gan cấp, nhất là khi gan không to, bệnh nhân không vàng da. Hình ảnh vách túi mật phù nề trong viêm gan có thể lầm với viêm túi mật cấp. Viêm gan cấp do rượu, do các bệnh nhiễm trùng (thương hàn, leptospirosis, lao,.) do các bệnh hệ thống khác có thể bị sai sót.
Viêm gan mạn khó phân biệt với xơ gan giai đoạn sớm, có thể khắc phục bằng cách khảo sát Doppler tĩnh mạch cửa.

Trong gan thấm mỡ

Nếu gan không to khó phân biệt gan thấm mỡ với viêm gan ứ mật, viêm gan do rượu, do thuốc, viêm gan do lao,. Gan thấm mỡ giảm âm rõ phần thấp, giảm cấu trúc mạch máu trong gan. Ðộ chênh lệch histogram gan thận ở gan thấm mỡ cao hơn trong trường hợp viêm gan.

KẾT LUẬN

Siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy nhất định trong bệnh lý gan mật, không xâm lấn và có thể làm nhiều lần. Với độ chính xác ở viêm gan là 93,39% và ở gan thấm mỡ là 89,10%, khả năng định hướng của siêu âm trong nhóm bệnh lý gan lan tỏa (diffuse liver disease), có ý nghĩa chăm sóc sức khỏe ban đầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. DAFIRI, R. và cs : Apport de I’ échographie dans la tuberculose des viscères pleines de I’ abdomen. J. Radio., N0 2, 1990.
2. ÐỖ ÐÌNH HỒ : Phụ bản chuyên đề Hóa sinh Y học. Tạp chí Y học, ÐH Y Dược TP. HCM, số 1994.
3. HAGEN-ANSERT, SL : The Liver, pp.99-158. Textbook of Diagnostic Ultrasonography (Volume 1), 4thed. Mosby - Year Book, 1995.
4. HIGASHI, T và CS : Introduction to Abdominal Ultrasonography, 1991.
5. KURTZ : Ultrasound ACR Learning Files, CD-ROM,1994.
6. IRVING, H.C. : Diffuse liver disease, pp. 295-307, Clinical Ultrasound, Vol. 1, Churchill Livingstone, 1st ed., 1994.
7. NGUYỄN THIỆN HÙNG và CS : Siêu âm chẩn đoán trong viêm gan siêu vi B và C (sơ kết từ tháng 8/1993 đến tháng 6/1994). MEDIC 1994.
8. NGUYỄN THIỆN HÙNG, PHAN THANH HÀI : Siêu âm khảo sát gan thấm mỡ, MEDIC 1995.
9. NGUYỄN THIỆN HÙNG, PHAN THANH HẢI : Ðặc điểm histogram cường độ siêu âm gan thận trong bệnh lý gan tỏa, MEDIC 1995.
10. NGUYỄN THIỆN HÙNG, PHAN THANH HÀI : Siêu âm chẩn đoán trong một số bệnh lý gan lan tỏa, MEDIC 1996, tạp chí Hình thái học.
11. NGUYỄN THIỆN HÙNG và cs : Thay dổi cấu trúc siêu âm gan mật trong viêm gan siêu vi B và C, MEDIC 1996.
12. NGUYỄN THIỆN HÙNG và cs : Ultrasound in Hepatitis. Báo cáo tại Hội nghị Ðiện quang Ðông Nam Á (Asean Association of Radiology, AAR) lần thứ 9 tại Singapore, 23-26/January, 1997.
13. SAVERYMUTTU, S.H. và cs : Ultrasound scanning in the detection of hepatic fibrosis and steatosis, British Medical Journal Vol : 292, pp. 13-15, 4 January, 1986

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

SIÊU ÂM VÀ BỤNG CẤP TÍNH:CÂN NHẮC THỰC TẾ ( Sonography and the Acute Abdomen: Practical Considerations)

SIÊU ÂM VÀ BỤNG CẤP TÍNH:
CÂN NHẮC THỰC TẾ
NGUYỄN THIỆN HÙNG / Trung Tâm Chẩn Ðoán Y KHOA MEDIC
(dịch từ Sonography and the Acute Abdomen: Practical Considerations, PUYLAERT,JBCM-van der ZANT,FM-RIJKE,AM.,AJR1997:168;179-186.)

Hơn 10 năm qua, siêu âm đã được chấp nhận khám lâm sàng các trường hợp bụng cấp. Siêu âm có tính năng động, không xâm lấn, nhanh chóng, ít tốn kém, và sẵn sàng sử dụng (readily accessible) nhưng cũng có hạn chế (khó khám người béo; không xuyên qua được xương và gas; và tùy thuộc kỹ năng, kinh nghiệm, và sự tận tụy của người khám). Trong viễn cảnh này, một số tình huống lâm sàng khi dùng siêu âm khám bệnh lý bụng cấp tính được nêu bật. Các tình huống này bao gồm lựa chọn giữa khám siêu âm hay khám CT-scan trước ; định thời (timing) khám siêu âm; chọc hút do siêu âm hướng dẫn; giá trị các triệu chứng siêu âm gián tiếp; ý nghĩa các triệu chứng siêu âm bình thường, và cuối cùng là giao tiếp với bác sĩ lâm sàng.

CÁC CHỈ ÐỊNH:
Các phẫu thuật viên chấp nhận tỉ lệ cao mổ bụng trắng để tránh nguy cơ bỏ sót bụng ngoại khoa. Dù vậy các ca chậm trễ can thiệp ngoại khoa nghiêm trọng trong bệnh viện vẫn hay gặp. Một nghiên cứu tiền cứu ở các bệnh nhân nghi viêm ruột dư cho thấy tỉ lệ mổ bụng âm tính là 26% và đồng thời có 14% các trường hợp khác chậm trễ trong điều trị ngoại khoa. Một báo cáo khác, khi phân bệnh nhân thành 3 nhóm (nghi ngờ lâm sàng cao, thấp và không chắc chắn) cho thấy ngay cả ở nhóm nghi ngờ lâm sàng cao có 35% ca không phải bị viêm ruột dư cấp, trong khi đó có 5% trường hợp trong nhóm nghi ngờ thấp bị viêm ruột dư cấp. Có 30 bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng bị mổ chậm hơn 6 tiếng vì chẩn đoán sai.
Những ví dụ trên cho thấy chẩn đoán lâm sàng trước bụng cấp tính là không chắc chắn và điểm xuất phát hay ngưỡng nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh nên thấp hơn.
Quan niệm xem siêu âm là một phương tiện chẩn đoán có ích chỉ cho các trường hợp lâm sàng nghi ngờ cần được loại bỏ. Tác động của siêu âm đối với lâm sàng trong bụng cấp tính rất có ấn tượng. Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân viêm ruột dư, siêu âm làm thay đổi có ý nghĩa trên ứng xử điều trị là 26%. Trong 3 nghiên cứu độc lập dùng siêu âm, tỉ lệ mổ bụng âm tính là 13%, 13% và 7% cùng với việc làm giảm chậm trễ điều trị ngoại khoa không cần thiết. Không có gì ngạc nhiên khi siêu âm bụng cấp trở nên đáng kể trong nhiều bệnh viện và trở thành thực hành thường quy. Siêu âm bụng cấp chiếm đến 25% các trường hợp siêu âm bụng. Trong cơ quan chúng tôi và trên toàn quốc đau bụng cấp là lý do thường xuyên nhất làm cho bác sĩ radiology vào bệnh viện ngay khi được gọi.

SIÊU ÂM HAY CT-SCAN LÀ PHƯƠNG TIỆN KHÁM ÐẦU TIÊN
Nhiều bệnh lý bụng cấp dễ phát hiện bằng CT-scan hơn siêu âm:
• vỡ phình động mạch chủ bụng
• phình bóc tách ÐMC
• vỡ thực quản
• phình động mạch do nhiễm trùng
• viêm tụy cấp
• thoát vị trong bị nghẹt (incarcerated internal hernia)
• và ápxe quanh thận và ápxe gan.
Nói chung CT-scan ở bệnh nhân béo phì tốt hơn khi có viêm ruột dư sau manh tràng, ápxe ruột dư, viêm túi thừa đại tràng sigma khu trú sâu, tắc ruột closed-loop bowel obstruction, thủng dạ dày-ruột vào sau phúc mạc, và viêm túi mật khí thủng (emphysematous cholecystitis).
Tuy nhiên với bàn tay siêu âm có kinh nghiệm vẫn cho các chẩn đoán đáng tin cậy cho hầu hết các trường hợp bụng cấp ở hầu hết bệnh nhân. Cho nên hợp lý là nên bắt đầu với các kỹ thuật ít tốn kém và can thiệp tối thiểu và chỉ tiếp tục bằng CT-scan trong các trường hợp siêu âm không kết luận được.

KỸ THUẬT KHÁM
Khám toàn bộ ổ bụng từ nách đến bẹn hơn là chỉ khám tất cả cơ quan trong ổ bụng. Khám với siêu âm hướng dẫn để tiếp cận hợp lý với vấn đề lâm sàng và với từng bệnh nhân riêng biệt. Qua cuộc khám có thể xem xét liên tục tất cả các chẩn đoán phân biệt có thể có dựa vào triệu chứng siêu âm. Các hội chứng do siêu âm định hướng đòi hỏi giao tiếp với bệnh nhân vì các triệu chứng chuyên biệt có thể làm gia tăng thêm các câu hỏi chuyên biệt khác. Và ngược lại thông tin của bệnh nhân có thể dẫn đến việc tìm kiếm thêm một triệu chứng siêu âm chuyên biệt khác. Cũng vậy khám siêu âm cần liên kết chặt chẽ với lâm sàng, nhất là cần xác định cơ quan hay cấu trúc tương ứng với vùng đau nhiều nhất hay một khối sờ thấy được.
Thí dụ: Một phụ nữ đau nhiều ở vùng chậu sâu thì siêu âm qua ngã âm đạo là cần thiết để giúp phát hiện không những các vấn đề phụ khoa mà còn giúp chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng sigma hay viêm ruột dư. Hỏi bệnh nhân chỉ cho điểm đau nhiều nhất có thể đặc biệt quan trọng trong các ca đau khu trú điển hình nhưng triệu chứng siêu âm mù mờ (như nhồi máu khu trú mạc treo, viêm bờm mỡ mạc nối, thoát vị nghẹt ở thượng vị, tụ máu trong cơ thẳng bụng hoặc viêm túi thừa đại tràng sigma...).
Mặt khác các triệu chứng chẩn đoán có khi ở rất xa vùng đau nhiều nhất. Trong viêm ruột dư, đôi khi lại đau lan tỏa ở bụng dưới, một bệnh nhân có thể bị thủng loét hành tá tràng lại đau ở hố chậu phải vì dịch dạ dày chảy xuống theo rảnh đại tràng thành phải, tắc ruột non có thể gây đau nhiều ở khoảng cách rất xa chỗ bị tắc, sỏi niệu quản đoạn xa có thể chỉ đau ở hông, gas trong đường mật và tắc ruột non có thể là biểu hiện của liệt ruột do sỏi mật, hoặc di căn gan có thể chỉ ra một bệnh lý ác tính tiềm ẩn với một khối ruột dư.
Tất cả thí dụ trên nhằm nhấn mạnh việc khám toàn ổ bụng là quan trọng. Nếu vị trí giải phẫu bất thường, đặc biệt là ruột dư viêm ở xa chỗ rạch da bình thường, cần làm dấu trên da bằng bút không phai. Siêu âm những bệnh nhân bụng cấp cần thực hiện kỹ thuật ấn khám có mức độ giống như khám bụng bằng tay kinh điển. Ấn khám làm giảm khoảng cách giữa đầu dò và cơ quan trong bụng và nên dùng đầu dò tần số cao. Ðầu dò cũng thường được dùng để đè và đẩy hơi trong ruột, nhờ vậy tránh được hơi làm cản trở cuộc khám. Ấn khám cũng giúp xác định sự lan rộng và các mô xung quanh. Thí dụ, ấn khám giúp xác định tình trạng ứ dịch túi mật cũng như độ cứng của ruột dư trong viêm ruột dư. Ấn khám nên luôn có mức độ để tránh làm đau bệnh nhân. Nếu gas vẫn tiếp tục gây trở ngại mặc dù đã ấn khám thì đặt đầu dò phía sau bên trên hông bệnh nhân, như trường hợp gas trong các quai ruột phía trước hay gas trong các ổ ápxe. Với tư thế nằm nghiêng trái, gas tự do trong ổ bụng đặc biệt thấy giữa thành bụng và gan.

ÐỊNH THỜI (TIMING) KHÁM SIÊU ÂM
Nhiều bệnh lý bụng cấp có xu hướng giảm đi tự phát mặc dù triệu chứng có thể tái xuất hiện sau đó. Diễn biến đau bụng từng cơn thường gặp trong tắc ruột, khi dịu đi triệu chứng được giải quyết, khi tắc ruột lại xảy ra triệu chứng tái xuất hiện. Chuỗi sự kiện này gặp trong bệnh lý sỏi mật, sỏi thận, viêm ruột dư, lồng ruột, thoát vị nghẹt và tắc ruột non do dính. Triệu chứng siêu âm trong cơn có thể khác biệt với triệu chứng ngay sau cơn hoặc với vài ngày sau của cơn đau.
Thí dụ: Trong cơn đau quặn mật, có thể thấy có ứ dịch túi mật, dày vách túi mật, sonoMurphy's sign và viên sỏi kẹt. Vài ngày sau, khi triệu chứng lắng dịu xuống thì tất cả hình ảnh siêu âm chỉ là một túi mật bình thường với một viên sỏi di động.
Triệu chứng siêu âm luôn có tương quan với diễn tiến triệu chứng theo thời gian. Dãn do tắc túi mật, thận, ruột hoặc ruột dư có thể biến mất nhanh chóng sau khi làm mất đi sự tắc nghẽn. Tuy nhiên, các thay đổi do viêm kết hợp với tiến trình tắc nghẽn thường còn thấy được trên siêu âm trong nhiều ngày hay nhiều tuần sau ngay khi triệu chứng đã lắng dịu. Những thay đổi tồn lưu này giúp giải thích vì sao viêm túi mật hay viêm ruột dư có thể ghi nhận được bằng siêu âm ở bệnh nhân không có triệu chứng ở thời điểm khám. Cuộc khám nên thực hiện trong cơn thường tốt hơn vì 2 lý do. Không chỉ vì cơ hội chẩn đoán siêu âm lớn hơn mà còn để chọn thời điểm tối ưu để mổ. Trong trường hợp đau cơn, bệnh nhân được báo động để đi khám ngay lập tức trong cơn kế tiếp, và có thể được mổ ngay không chậm trễ.

CHỌC DÒ VỚI SIÊU ÂM DẪN ÐƯỜNG
Bệnh nhân bụng cấp tính thường có ít dịch bụng tự do trong cả trường hợp mổ lẫn không mổ, và vì vậy, không có tính chuyên biệt. Tuy vậy để xác định bản chất dịch siêu âm có thể dẫn đường chọc hút không tai biến và phân biệt được ngay giữa máu, mủ, và dịch mật và xét nghiệm thêm có thể phân biệt dịch dạ dày, dịch tụy và dịch báng ác tính.

CÁC TRIỆU CHỨNG SIÊU ÂM GIÁN TIẾP
Nhiều chẩn đoán siêu âm thật không khó với độ tin cậy cao như là viêm ruột dư cấp, đau quặn thận, hay viêm túi mật. Tuy vậy đôi khi điều kiện ban đầu không tốt và siêu âm không nhận biết được. Trong những trường hợp như vậy các triệu chứng siêu âm gián tiếp lại có ích. Mạc nối lớn, mạc treo ruột non và các quai ruột thường di trú đến các chỗ thủng để ngăn thoát dịch vào ổ phúc mạc trong trường hợp thủng dạ dày-ruột, cũng như viêm ruột dư, viêm túi thừa, bệnh Crohn, loét dạ dày, và u ác tính ruột. Ðó là các khối không định hình, echo dày, không đè ép được, là mỡ mạc treo, mạc nối lớn bị viêm. Các khối mỡ viêm này thường vây quanh cơ quan bệnh và mặc dù khá lớn vẫn có thể dễ bị bỏ qua trên siêu âm. Ðặc điểm đáng chú ý nhất của mô mỡ viêm là không thể đè ép, có thể thấy rõ hơn khi đè ép đầu dò và áp dụng kỹ thuật ấn khám đầu dò không liên tục có mức độ. Các khối mỡ viêm này trong các ca bệnh nặng dễ nhận ra trên CT-scan là các vùng giảm đậm độ trong mô mỡ bụng (mỡ dơ, dirty fat).
Triệu chứng gián tiếp thứ hai là dày vách thứ phát các quai ruột lân cận như trong viêm ruột dư cấp. Triệu chứng này có thể gây lẫn lộn, và có thể làm nghĩ đến các bệnh dày vách ruột nguyên phát như viêm hồi manh tràng do nhiễm trùng, bệnh Crohn hay do nhồi máu ruột.
Triệu chứng gián tiếp khác thường kết hợp với ápxe luôn xảy ra khi thủng dạ dày-ruột không được giải quyết hiệu quả. Thường các nguyên nhân bên dưới có thể xác định được như là viêm ruột dư, viêm túi thừa, bệnh Crohn, hay bệnh ác tính. Trong trường hợp ápxe lớn chứa nhiều hơi có thể khó xác định. Sau chọc hút vài ngày hay làm siêu âm nhiều lần có thể xác định nguyên nhân tiềm ẩn.
Triệu chứng gián tiếp khác liên quan đến thủng tự do (free perforation). Nếu các quai ruột không thể bít thủng hoàn toàn có hiệu quả, dịch ruột sẽ thoát vào ổ phúc mạc, thoạt đầu là viêm phúc mạc khu trú và sau đó viêm phúc mạc toàn bộ xãy ra và tiếp theo là tắc ruột liệt. Các quai ruột dãn ứ đọng dịch trong lòng mà không có nhu động là triệu chứng quan trọng trong hầu hết các trường hợp thủng dạ dày-ruột cần phải mổ.

TRIỆU CHỨNG SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG
Thật là không bình thường khi không có bất thường về siêu âm ở các bệnh nhân bụng cấp tính. Thường có kết quả siêu âm âm tính khi khẳng định rằng không có điều kiện có yêu cầu phẫu thuật hiện hữu trong số các bệnh nhân có mức độ nghi ngờ thấp. Tuy vậy, nếu triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm có bất thường nghiêm trọng thì cần phải xem xét thêm. Vấn đề này thường gặp ở các phụ nữ trẻ cần phân biệt giữa viêm ruột dư và viêm phần phụ. Siêu âm âm tính không loại trừ viêm ruột dư hay viêm phần phụ. Trong bối cảnh này cần nhấn mạnh giá trị của tốc độ lắng máu bởi vì trong viêm phần phụ tốc độ lắng máu thường cao ở thời điểm nhận bệnh. Nếu tốc độ lắng máu cao đáng kể ở phụ nữ trẻ không béo phì với kết quả siêu âm bình thường thì nên hướng về viêm phần phụ. Lý do như sau: nếu tốc độ lắng máu cao là do viêm ruột dư thì các thay đổi do viêm rõ ràng và thay đổi do viêm quanh ruột dư không thể không được siêu âm lưu ý. Trường hợp khác khám siêu âm âm tính trong khi tốc độ máu lắng cao là viêm đài bể thận cấp. Tuy nhiên đây thường là chẩn đoán của lâm sàng. Dù vậy, nó có thể giả dạng trường hợp cần phải phẫu thuật và dẫn tới một ca mổ bụng không cần thiết. Dày vách đài bể thận và đau khu trú vùng thận là đầu mối chẩn đoán.
Hai bệnh lý khác thoạt đầu không cho hình ảnh siêu âm bất thường là viêm tụy cấp và nhồi máu mạc treo. Viêm tụy cấp thường được chẩn đoán do tăng amylase cả trong máu và trong nước tiểu. Còn nhồi máu mạc treo có thể là cơn ác mộng của chẩn đoán. Khi mà không có bất thường siêu âm ở bệnh nhân đau nhiều ở thượng vị hay hạ sườn nên xem xét đến nhồi máu cơ tim hoặc nguyên nhân ở phổi. Một lượng dịch màng phổi không dễ phát hiện hay tình trạng đông đặc phổi có thể là manh mối đầu tiên của nhồi máu phổi hay viêm phổi cấp giai đoạn sớm.
Nếu như bệnh nhân có triệu chứng bụng cấp nặng mà khám siêu âm và xét nghiệm nhiều lần vẫn bình thường có thể nghĩ đến nguyên nhân tâm thần hay bệnh ruột chức năng.
Nếu không thể kết luận được bằng siêu âm tốt nhất nên làm thêm CT-scan, đặc biệt ở bệnh nhân béo phì hoặc không thích hợp với siêu âm trong các ý kiến khác.

GIAO TIẾP VỚI BÁC SĨ LÂM SÀNG
Trong hơn một thế kỷ nay, phẫu thuật viên đã được huấn luyện để dựa vào ấn tượng lâm sàng của họ khi quyết định mổ hay điều trị bảo tồn các bệnh nhân bụng cấp tính. Thật dễ hiểu khi phẫu thuật viên đã cảnh giác và ngay cả ngờ vực quan sát sự tiến bộ của siêu âm trong lãnh vực này. Lâm sàng tinh ranh đang bị kỹ thuật thăm khám thách thức đã gây ra cả kích thích và lầm lẫn; tuy vậy radiologist phải quan hệ tốt với phẫu thuật viên.
Quan hệ tốt bắt đầu bằng tin cậy lẫn nhau và giao tiếp tốt. Cần nói cùng một ngôn ngữ, các thuật ngữ như 'viêm tấy', 'thủng', 'thủng-đóng kén (walled-off perforation)', 'giả phình' và 'liệt ruột' có thể có nghĩa khác nhau đối với phẫu thuật viên và radiologist. Trong trường hợp khó nên mô tả hình thái tình trạng trong ổ bụng dựa trên triệu chứng siêu âm, tránh dùng thuật ngữ chẩn đoán riêng biệt (single-term diagnosis). Trong những ca như vậy radiologist nên mời phẫu thuật viên hiện diện lúc khám siêu âm.
Trong một báo cáo gần đây, các triệu chứng siêu âm nên kết hợp với bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, và kết quả xét nghiệm cũng như kết quả CT-scan và X-quang khác nếu có. Học cách không định kiến và tiếp cận lâm sàng là điểm mấu chốt trong siêu âm bụng cấp tính. Siêu âm là phương tiện đáng giá để hạ thấp cả số mổ bụng không cần thiết cũng như các kỹ thuật khám làm chậm trễ phẫu thuật.

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

TEO ĐƯỜNG MẬT và SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN

BS NGUYỄN THIỆN HÙNG tổng hợp
TRUNG TÂM Y KHOA MEDIC HÒA HẢO-Thành phố Hồ Chí Minh


Chẩn đoán sớm teo đường mật là một thách thức lâm sàng. Teo đường mật là tắc hay không liên tục đoạn ngoài gan làm gián đoạn dòng mật chảy. Nếu không được điều trị ngoại khoa trong giai đoạn sơ sinh sẽ dẫn đến biến chứng xơ gan mật.

Có 2 nhóm bệnh : một nhóm chỉ với teo đường mật đơn thuần (thể sau sinh) khoảng 65-90% trường hợp và nhóm kia kèm theo hội chứng đảo ngược phủ tạng hoặc đa lách/không có lách với các dị tật bẩm sinh khác hoặc không có, với khoảng 10-35% các trường hợp. 






Phân loại teo đường mật (từ  Steven M Schwarz, Children's Hospital at Downstate, SUNY-Downstate Medical Center, Pediatrics eMedicine, 2009).

Phân loại teo đường mật sau đây dựa trên vị trí thường gặp nhất tuy có nhiều biến thiên trong số các bệnh nhân:


Type I = tắc ống mật chủ với đoạn gần còn thông.
• Type II= teo ống gan chung, với nang ở rốn gan.
• Type III (hơn 90% bệnh nhân) = teo ống gan P và T tới rốn gan. Các dạng này không được lầm với nhóm thiểu sản đường mật trong gan (intrahepatic biliary hypoplasia), là nhóm bệnh lý khác không thể mổ sửa chữa được (surgically noncorrectable disorders).


Dù nguyên nhân chưa rõ nhưng nếu được chẩn đoán sớm và tiến hành mổ trước 2-4 tháng tuổi (phẫu thuật Kasai) có thể tránh được biến chứng cao áp tĩnh mạch cửa và suy gan để chuẩn bị ghép gan về sau.


Chụp nhấp nháy gan bằng đồng vị phóng xạ(technecium Tc-99m)[thấy hình gan, đồng vị phóng xạ không xuống ruột nếu có teo đường mật]có giá trị chẩn đoán cao, nên chỉ định sớm nếu có thể được, nhưng phải cân nhắc nguy cơ nhiễm xạ cho trẻ còn bú.

Siêu âm thường là phương tiện được chọn đầu tay, nhưng lại lệ thuộc kinh nghiệm người khám. Siêu âm có thể chứng minh không thấy có túi mật và không có giãn đường mật với độ nhạy và độ đặc hiệu không quá 80%. Ở lứa tuổi này, siêu âm khó đo đạc chính xác đường mật trong và ngoài gan, còn kích thước túi mật phải cho nhịn bú trước khám siêu âm ít nhất 8 tiếng. Tuy nhiên, kích thước túi mật nhỏ khi đói hoặc không co lại sau bú không được coi là dấu hiệu chắc chắn để khảo sát teo đường mật bằng siêu âm.

Từ 2003, các tác giả Nhật và Hàn quốc có các báo cáo siêu âm đề nghị sử dụng dấu thừng tam giác (triangular cord sign, TC) để chẩn đoán teo đường mật với độ nhạy 62-95% và độ đặc hiệu 98-100%. Theo đó, dấu TC dương tính khi bề dày vách trước nhánh P tĩnh mạch Cửa (echogenic anterior wall of the right portal vein, EARPV) lớn hơn 4mm trên mặt cắt dọc qua rốn gan. Khi có dấu TC, có thể chẩn đoán teo đường mật, có độ tin cậy cao hơn nếu chỉ dựa vào kích thước túi mật (bình thường dài hơn 15mm), và túi mật không co lại sau bú. Tuy nhiên có trường hợp có teo đường mật nhưng siêu âm lại không tìm thấy dấu TC này.



Gần đây, 2009, nhóm tác giả Hàn quốc (MS Lee và cs) nhận thấy 86-100% trẻ bị teo đường mật đều có dòng chảy mạch máu dưới bao gan (hepatic subcapsular flow) và giãn động mạch gan riêng có ý nghĩa (2,1mm so với bình thường là 1,5mm), trong khi dấu TC ở siêu âm là 62%. Do đó, họ đề nghị dùng siêu âm màu Doppler tìm dòng chảy mạch máu dưới bao gan (hepatic subcapsular flow) và dấu hiệu giãn động mạch gan riêng để chẩn đoán teo đường mật trong gan trong trường hợp dấu TC âm tính.




Tóm lại, khi khảo sát teo đường mật, ngoài kích thước túi mật (bình thường dài hơn 15mm), siêu âm chẩn đoán nên chú ý tìm dấu thừng tam giác (triangular cord sign)và dòng chảy mạch máu dưới bao gan (hepatic subcapsular flow) và dấu hiệu giãn động mạch gan riêng (đường kính lớn hơn 1,5mm). 


Biliary Atresia: Color Doppler US Findings in Neonates and Infants, Mu Sook Lee, Myung-Joon Kim, Mi-Jung Lee, Choon Sik Yoon, Seok Joo Han, Jung-Tak Oh, Young Nyun Park, Radiology: Volume 252: Number 1—July 2009.
ABSTRACT:
Purpose: To describe color Doppler ultrasonographic (US) findings in livers of neonates with biliary atresia (BA) and to compare them with US findings in livers of neonates with non-BA and control subjects.

Materials and Methods:

Institutional review board approval was obtained; acquisition of informed consent was exempted. US and color Doppler US findings were retrospectively reviewed in 64 patients with neonatal cholestasis and 19 control subjects. BA and non-BA were confirmed in 29 and 35 patients, respectively. Three pediatric radiologists assessed US and color Doppler US images, independently documented their findings, and resolved discrepancies by consensus. Triangular cord (TC) sign, gallbladder length, and hepatic artery and portal vein diameters were evaluated on US images. The presence of hepatic subcapsular flow was evaluated on color Doppler US images. Diagnostic value of TC sign and hepatic subcapsular flow in the diagnosis of BA were evaluated. Significance of hepatic artery and portal vein diameters in each group was assessed.

Results: In the diagnosis of BA, sensitivity and specificity of the TC sign on US images were 62% and 100%, respectively. On color Doppler US images, hepatic subcapsular flow was detected in all patients with BA and in five patients with non-BA. At the first review, there was a discrepancy between radiologists in interpretation of hepatic subcapsular flow in patients with non-BA. However, consensus was reached at the second review. There was no hepatic subcapsular flow in control subjects. Sensitivity and specificity of hepatic subcapsular flow on color Doppler US images were 100% and 80%–86%, respectively, on the basis of individual interpretations of reviewers. Sensitivity and specificity of hepatic subcapsular flow on color Doppler US images were 100% and 86%, respectively, on the basis of consensus reading. Mean diameter of the hepatic artery in patients with BA (2.1 mm +/- 0.7 [standard deviation]) was significantly larger than that in patients with non-BA (1.5mm+/- 0.4, P = .001) and control subjects (1.5 mm +/- 0.4, P= .001).

Conclusion: The presence of hepatic subcapsular flow is useful for differentiating between BA and other causes of neonatal jaundice.


© RSNA, 2009


ADVANCES in KNOWLEDGE=

+ Color Doppler US can be used to detect hepatic subcapsular flow in patients with biliary atresia (BA).

+ Color Doppler US findings may indicate hyperplasia and hypertrophy of the hepatic artery in patients with BA; these are indicated by a significantly larger hepatic artery diameter in patients with BA than in patients with non-BA and control subjects.

Implication for Patient Care

  Hepatic subcapsular flow on color Doppler US images can be used to diagnose BA when triangular cord sign findings are negative.

TRIANGULAR CORD (TC) SIGN:   The TC sign was defined as the thickness of the echogenic anterior wall of the right portal vein (EARPV) of more than 4 mm on a longitudinal scan. Biliary atresia was diagnosed when the TC sign was present.





Objective Criteria of Triangular Cord Sign in Biliary Atresia on US Scans, Hee-Jung Lee, Sung-Moon Lee, Woo-Hyun Park, Soon-Ok Choi, Radiology 2003; 229:395–400.


PURPOSE: To develop objective criteria for the ultrasonographic (US) appearance of the triangular cord (TC) sign for the diagnosis of biliary atresia.

MATERIALS AND METHODS: US was performed in 86 infants with jaundice. Biliary atresia (n = 20) was confirmed with hepatoportoenterostomy. Neonatal hepatitis (n = 66) was diagnosed with needle biopsy (n = 5), cholescintigraphy (n = 19), or clinical findings (n = 42). Thickness of the echogenic anterior wall of the right portal vein (EARPV) was measured. The TC sign was defined as thickness of the EARPV of more than 4 mm on a longitudinal scan. Biliary atresia was diagnosed when the TC sign was present. Statistical analyses were performed to compare the thickness of the EARPV between patients with biliary atresia and those with neonatal hepatitis and to test the significance of a 4-mm thickness as the criterion for the TC sign in the differentiation of biliary atresia from neonatal hepatitis (P = .05).

RESULTS: The TC sign was present in 16 (80%) of 20 patients with biliary atresia and in one of 66 patients with neonatal hepatitis. Mean thickness of the EARPV was significantly greater in patients with biliary atresia (5.39 mm) than in patients with neonatal hepatitis (2.17 mm) (P = .05). Use of 4-mm thickness as the criterion for TC sign was statistically significant (P = .05), resulting in a sensitivity of 80%, specificity of 98%, and positive and negative predictive values of 94% for the diagnosis of biliary atresia.

CONCLUSION: An objective criterion of the TC sign is an EARPV thicker than 4 mm on a longitudinal scan.

© RSNA, 2003.

Sonographic Diagnosis of Biliary Atresia in Pediatric Patients Using the “Triangular Cord” Sign Versus Gallbladder Length and Contraction, Kimio Kanegawa, Yoshinobu Akasaka, Eri Kitamura, Syoji Nishiyama, Toshihiro Muraji, Eiji Nishijima, Shiiki Satoh, Chikara Tsugawa, AJR 2003;181:1387–1390 © American Roentgen Ray Society

OBJECTIVE. A retrospective review was performed to evaluate the importance of the “triangular cord” sign in comparison with gallbladder length and contraction for the diagnosis of biliary atresia in pediatric patients.

MATERIALS AND METHODS. Fifty-five fasting infants with cholestatic jaundice were examined on sonography. The examinations focused on the visualization of the triangular cord sign and assessment of gallbladder length and contraction. The diagnosis of neonatal hepatitis or of other causes of infantile cholestasis was made if symptom resolution occurred during follow-up.

RESULTS. A triangular cord sign was found in 27 of 29 infants with biliary atresia and in one of 26 infants with neonatal hepatitis or other causes of infantile cholestasis. The diagnostic accuracy was 95%, sensitivity was 93%, and specificity was 96%. The gallbladder was thought to be abnormal if it was less than 1.5 cm long, was not detectable, or was detectable but had no lumen. The gallbladder was abnormal in 21 of 29 infants with biliary atresia, whereas it was abnormal in eight of 26 infants with neonatal hepatitis or other causes of infantile cholestasis. The diagnostic accuracy was 71%, sensitivity was 72%, and specificity was 69%. The gallbladder was detectable on sonography in 13 infants with biliary atresia and 26 infants with neonatal hepatitis or other causes of infantile cholestasis. Gallbladder contraction was not confirmed in 11 of 13 infants with biliary atresia and seven of 26 infants with neonatal hepatitis or other causes of infantile cholestasis. The diagnostic accuracy was 77%, sensitivity was 85%, and specificity was 73%.

CONCLUSION. The triangular cord sign was a more useful sonographic finding for diagnosing biliary atresia than gallbladder length and contraction.