Bs NGUYỄN THIỆN HÙNG
Trung tâm Y khoa MEDIC HÒA HẢO, Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bên cạnh việc khảo sát hình thái cấu trúc gan, hệ tĩnh mạch Cửa và các tĩnh mạch gan, các chỉ số cản RI của động mạch Gan riêng và chỉ số đập PI động mạch Lách còn gíup chẩn đoán sớm xơ hoá gan (fibrosis) và chai gan (cirrhosis).
Chúng tôi áp dụng kỹ thuật đo chỉ số đập PI của động mạch Lách để góp phần phát hiện xơ hoá gan (fibrosis) và chai gan (cirrhosis) trong các trường hợp viêm gan mạn.
ĐỐI TƯỢNG và PHƯƠNG PHÁP:
Gồm 58 trường hợp viêm gan mạn lâm sàng chọn ngẫu nhiên (32 nữ và 26 nam), tuổi từ 34 - 77. 02 ca có tái lập tuần hoàn rốn và giãn tĩnh mạch lách được loại, còn lại 56 ca.
Sử dụng máy siêu âm màu SONOVIEW TOSHIBA 6000, COMBISON 550 KRETZ và NEMIO 30 TOSHIBA để đánh giá hình thái gan, tm Cửa, đgm Gan riêng và đgm Lách cùng lúc.
Bệnh nhân nhịn ăn sáng trước khi khảo sát, tư thế nằm ngửa, nín thở ngắn lúc khảo sát các mạch máu. Kết quả được so sánh với số liệu của các tác giả khác (xem bảng kê).
Một nhóm bệnh nhân khác được đối chiếu với kỹ thuật đo độ đàn hồi gan Fibroscan (báo cáo riêng).
KẾT QUẢ:
Có 40 / 56 ca có chỉ số đập PI động mạch Lách >1,2 (từ 1,25—1,77), trị số PI trung bình là=1,431±0,179. Theo PERISIE 2005, 40 ca này được xếp loại chai gan.
Có 16 / 56 ca có chỉ số đập PI động mạch Lách <1,2 (từ 0,88---1,18), trị số PI trung bình là 1,028±0,085. 16 ca viêm gan mạn lâm sàng này chưa có dấu hiệu chai gan theo xếp loại của PERISIE.
BÀN LUẬN và KẾT LUẬN: Khảo sát động mạch Lách ở các bệnh nhân viêm gan mạn tương đối đơn giản, có thể lập lại nếu cần. Chen-Hua Liu 2007 nhấn mạnh độ chính xác của chỉ số đập PI động mạch Lách trong khảo sát tình trạng nặng của xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan mạn do nhiễm HCV và giúp giảm việc sinh thiết gan để phân độ. Kết quả cho thấy đo chỉ số đập PI động mạch Lách giúp đánh giá nhanh diễn tiến bệnh lý viêm gan mạn. Có thể khắc phục tình trạng lệ thuộc vào người khám bằng cách kết hợp với các kỹ thuật khác như Fibroscan, các thông số siêu âm mạch máu gan khác đo lưu lượng như tĩnh mạch Cửa, chỉ số cản RI động mạch Gan riêng, và hình thái cấu trúc siêu âm gan.
ABSTRACT
PURPOSE= to report the value of pulsatile index (PI) of splenic artery in chronic liver diseases.
MATERIALS and METHODS= descriptive, cross-sectional study on 56 patients (30 male and 26 female) with clinical data being chronic liver diseases.
RESULTS= With the cut-off value of PI splenic artery=1.2 there are 40/56 cases belong cirrhotic stage (mean PI= 1.431±0.179 > 1.2) and 16/56 cases which are in fibrosing stage (mean PI= 1.028±0.085). So we detected 40/56 cases of cirrhosis among 56 cases chronic liver disease by chance.
DISCUSSIONS and CONCLUSIONS= By the PI index of splenic artery Color Doppler ultrasound, a non invasive test for chronic liver diseases, can detect and evaluate the staging of chronic liver diseases. Meanwhile it is necessary to combine with other technics to reduce the dependent factors.
Tài liệu tham khảo chính:
1. Iwao T, Toyonaga A , Oho K , Tayama C , Masumoto H , Sakai T , Sato M , Tanikawa K:Value of Doppler ultrasound parameters of portal vein and hepatic artery in the diagnosis of cirrhosis and portal hypertension. Am J Gastroenterol. 1997 Jun; 92(6):1012-7.
2: Kayacetin E , Efe D , Doğan C :Portal and splenic hemodynamics in cirrhotic patients: relationship between esophageal variceal bleeding and the severity of hepatic failure. Hepatology. 1996 May; 23(5):1035-40.
3: Piscaglia F , Donati G , Cecilioni L , Celli N , Stagni B , Pini P , Gaiani S, Gherlinzoni F, Bolondi L: :Influence of the spleen on portal haemodynamics: a non-invasive study with Doppler ultrasound in chronic liver disease and haematological disorders. Scand J Gastroenterol. 2002 Oct;37(10):1220-7.
4. Chen–Hua Liu, Shih–Jer Hsu, Jou–Wei Lin, Juey–Jen Hwang, Chun–Jen Liu, Pei–Ming Yang, Ming–Yang Lai, Pei–Jer Chen, Jun–Herng Chen, Jia–Horng Kao, Ding–Shinn Chen: Noninvasive Diagnosis of Hepatic Fibrosis in Patients With Chronic Hepatitis C by Splenic Doppler Impedance Index . Clinical Gastroenterology and Hepatology, Vol 5, Issue 10, October 2007, pp.1199-1206.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét