Thứ Tư, 1 tháng 10, 2008

MẤT GIÃN TÂM VỊ (ACHALASIA of the CARDIA)

NGUYỄN THIỆN HÙNG Trung tâm Y khoa MEDIC Thành phố Hồ Chí Minh


Là tình trạng rối loạn hoạt động thực quản đoạn cuối làm cản trở chất được nuốt đi qua thường là chất lỏng hơn là chất đặc. Sự khó nuốt xảy ra bất cứ tuổi nào, tăng dần chậm chạp qua nhiều năm. Đôi khi có trào ngược thức ăn không tiêu, đôi khi có đau nhiều sau xương ức do co thắt thực quản. Định bệnh thường bằng chụp thực quản có cản quang.
Điều trị bằng cách nong chỗ hẹp, tiêm botulinum trong cơ hoặc mổ tách cơ ở tâm vị.

Tuy nhiên siêu âm qua ngã bụng có thể phát hiện achalasia ở bệnh nhân khó nuốt dựa vào: dày vách thực quản, ứ đọng dịch trong thực quản, giãn thực quản ở đoạn xa, và dấu mỏ chim.

Dày vách thực quản không nhiều, còn thấy rõ các lớp vách thực quản, với đầu dò siêu âm qua ngã bụng 3,5MHz. Điều này giúp phân biệt u vách thực quản hay sẹo gây co rút. Bảng kê sau giúp minh hoạ bề dày vách thực quản bình thường , không quá 3mm, và khi mất giãn (achalasia).



Ứ đọng dịch thực quản thường thấy sau khi cho bệnh nhân uống nước (34/35 ca, 94%).
Giãn thực quản ít thấy khi bệnh nhân nhịn ăn (6/7 ca theo Sezgin O.). Theo Eckardt VF., trung bình thực quản giãn 20mm (14-25mm).


Chúng tôi thấy thực quản đoạn cổ cũng giãn lớn, nhất là khi uống nước, còn lúc không ăn uống, thực quản cổ có biến dạng ở các mặt cắt dọc và ngang. Giãn thực quản đoạn xa, đoạn ngực, đoạn cổ do rối loạn hoạt động cơ trơn thực quản đoạn cuối.
Có hiện tượng mất hoàn toàn nhu động nguyên phát và thứ phát cơ trơn thực quản đoạn xa trong khi chức năng cơ vân đoạn trên thực quản vẫn bình thường. (Cơ thực quản đoạn trên là cơ vân, chuyển tiếp dần thành cơ trơn từ đoạn giữa, và 1/3 dưới hoàn toàn là cơ trơn, 2 lớp cơ vòng ở trong và cơ dọc phía ngoài). 3-4 cm đoạn xa thực quản có 1 vùng tăng áp lực lúc nghỉ được gọi là cơ thắt dưới thực quản (lower esophageal sphincter, LES).
Achalasia hầu như do bất thường của nơ-ron hơn là do bệnh cơ nguyên phát. Các tổn thương thường ở nhân lang thang lưng (dorsal vagal nucleus) trong thân não, trong dây thần kinh lang thang X và trong các hạch thần kinh cơ (myenteric ganglia) trong vách thực quản. Thứ hai, cơ thắt dưới thực quản (LES) không giãn hoàn toàn khi nuốt. Thứ ba, áp lực cơ thắt dưới thực quản (LES) vẫn cao. Hiện tượng mất nhu động và tồn tại vùng áp lực cao ở khúc nối dạ dày thực quản gây ứ đọng chất nuốt vào và chất tiết của miệng trong thực quản, cùng với hiện tượng mất trương lực và giãn dần thân thực quản.
Dấu mỏ chim (bird beak) rất dễ phát hiện trên siêu âm B–mode sau khi bệnh nhân uống nước (xem hình). Ý nghĩa của dấu mỏ chim là nơi hẹp do mất giãn của thực quản đoạn xa.


Tóm lại siêu âm qua ngã bụng có thể tham gia phát hiện và chẩn đoán chứng mất giãn tâm vị, cũng như theo dõi điều trị sau nong. Siêu âm còn giúp phân biệt nguyên nhân u và hẹp do sẹo loét khúc nối thực quản dạ dày.



ABSTRACT: Transabdominal sonography clearly shows the regular thickening of the esophageal wall, water retention, dilatation of the distal esophagus, and the bird's beak appearance in patients with achalasia. Sonography may help in differentiating achalasia from carcinoma and peptic stricture of the gastroesophageal junction and follows up patients in treatment with balloon dilator (or others: surgical myotomy and recently, long-acting nitrates and calcium channel blocking agents).

SONOGRAPHIC FINDINGS of ESOPHAGEAL ACHALASIA TRUNG CHI HO, NGUYEN THIEN HUNG, MEDIC MEDICALCENTER, HCMC, VIETNAM

Abstract

PURPOSE: There are reports using transabdominal ultrasonography to detect the gastroesophageal junction through the left lobe liver window in patients with achalasia. This study further characterizes the sonographic features of achalasia after patient swallowing an amount of water by mouth in comparison to baryum esophagography and chest X-ray films.
METHODS: Transabdominal ultrasound was performed in 25 patients with achalasia (15 male and 10 female), 8 cases in 16-25yo and 17 cases in 25-45yo. This is a retrospective study from 2010 to March 2012 in our center.
RESULTS: The mean esophageal wall thickness was 6.79+/-1.67 mm. Sonographic features were regular hypoechoic thickening of the wall at the gastroesophageal junction. Dilated lumens of the distal esophagus were seen in all achalasia patients, with mean value of 27.5+/-5.5mm. CONCLUSION: Although transabdominal ultrasonography is not a diagnostic tool for achalasia, it provides interesting sonographic information. It is a useful, non - invasive diagnostic aid in differentiating patients with primary achalasia from those with neoplastic lesions at the gastric cardia.

REFERENCES=
1: Eckardt VF, Schmitt T, Kanzler G: Transabdominal ultrasonography in achalasia Scand J Gastroenterol. 2004 Jul;39(7):634-7.
2: Sezgin O, Ulker A, Temucin G: Sonographic findings in achalasia. J Clin Ultrasound. 2001 Jan;29(1):31-40.
3: Seng-Kee Chuah et al: Sonographic findings in achalasia, Chang Gung Med J Vol. 32 No. 2, March-April 2009.
4. Tanomkiat W, Chongchitnan P: Transabdominal sonography of gastroesophageal junctions. J Clin Ultrasound. 1999 Nov-Dec;27(9):505-12.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét