Thứ Năm, 2 tháng 10, 2008

SIÊU ÂM PHÁT HIỆN TRẬT KHỚP HÔNG

BS NGUYỄN THIỆN HÙNG, Trung tâm Y khoa MEDIC, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt nam.

Phương pháp Terjesen dễ thực hiện, giúp chẩn đóan trật khớp hông trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Phương pháp Graf giúp phân lọai khớp hông của quần thể khảo sát và nghiên cứu. Kết hợp cả 2 phương pháp khám cùng lúc làm tăng độ tin cậy khám siêu âm khớp hông ở trẻ em là điều chúng tôi đã thực hiện trong nghiên cứu này.




KẾT QUẢ=

Số liệu trật khớp hông ở nhóm trẻ sơ sinh nguy cơ cao (n=811 bé, 1.622 khớp) của chúng tôi =
Nếu dựa vào
@ Độ che phủ chỏm xương đùi nhỏ hơn 37% (phương pháp Terjesen) = tỉ lệ trật khớp hông là 167/1622 (9,92%).

@ Góc alpha nhỏ hơn 43 độ (phương pháp Graf) = tỉ lệ trật khớp hông là 91/1622 (5,61%)

@ Với 2 phương pháp trên cùng lúc=tỉ lệ trật khớp hông là 60/1622 (3,69%).


Khám siêu âm khớp hông phương pháp động

BÀN LUẬN:

1/ Về tỉ lệ trật khớp hông ở trẻ nguy cơ cao:

            Tỉ lệ trật khớp hông của 3613 trẻ sơ sinh trong 48 giờ sau sanh là 3,4% (Rosendahl, K. 1997). Ở Na uy, 85% trẻ sơ sinh có khớp hông bình thường về hình thái (dựa vào góc a), trong khi 12 % chưa trưởng thành và 3% loạn triển. 80-90% trẻ có thiểu sản ổ cối (dysplasic acetabula) cho thấy chỉ có thay đổi nhỏ và khớp hông bình thường trở lại mà không cần điều trị ở nhiều trường hợp. Trong khi đó, Ortore,P. với 18.388 khớp hông khảo sát từ 3/1986-6/1995 tại Ý có tỉ lệ dương tính là 2,81% theo phương pháp Graf với 0,65% của số này là bán trật. Với Curro,V.(1995) khám siêu âm khớp hông 504 trẻ : 17 bệnh lý (3,3%), 30 giáp biên (6%) và 457 bình thường (90,7%). Ở Áo, tỉ lệ khám siêu âm trật khớp hông là 6,57% (1994)(Grill,F.1997).





Như vậy nên chăng kết hợp cùng lúc 2 phương pháp Terjesen và phương pháp Graf.






2/ Về đối tượng khám:

Teanby,DN. (1997) cho rằng các chương trình tầm soát có mục tiêu (targeted screening programmes) có thể làm giảm xuất độ trật khớp hông muộn phải điều trị mổ. Theo Donaldson,JS (1997) nên khám siêu âm tầm soát có mục tiêu ở trẻ nguy cơ cao (targeting high-risk infants) vào tuổi 4 - 6 tuần. Tại Đức, siêu âm khớp hông là bắt buộc cho các trẻ sơ sinh từ 3 tuần đến 6 tuần tuổi (1).

     

3/ Về phương pháp phát hiện trật khớp hông:

            Donaldson,JS (1997) cho rằng khám lâm sàng cẩn thận vẫn là phương pháp đầu tiên và quan trọng nhất để phát hiện loạn sản khớp hông trẻ sơ sinh. Khám nhiều lần trong năm đầu tiên là quan trọng cho việc chẩn đoán LSKH trong giai đoạn sơ sinh. Siêu âm dùng phát hiện những ca LSKH yên lặng về lâm sàng. Khám siêu âm thêm để phát hiện LSKH nên tầm soát có mục tiêu ở trẻ nguy cơ cao (targeting high-risk infants) vào tuổi 4 - 6 tuần. Khi siêu âm không phát hiện LSKH thì dùng X-quang khung chậu lúc 3 tháng tuổi ở trẻ nguy cơ cao. CT scan và MRI chỉ dùng cho các trường hợp LSKH nặng, thường là khảo sát trước mổ giúp phẫu thuật viên chỉnh hình chọn lựa phương pháp thích hợp.

            Terjesen,T. (1996) khám siêu âm cho 566 trẻ từ 1-23 tháng khảo sát độ che phủ chỏm xương đùi kết luận rằng phương pháp này nhanh chóng và đáng tin cậy cho trẻ 1-2 tuổi, nếu siêu âm được dùng như là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đầu tiên, có thể hủy bỏ chỉ định dùng X-quang cho 95% trẻ mà lâm sàng nghi là LSKH vì khớp hông của chúng vốn dĩ bình thường.

            Holen,KJ.(1998) phát hiện 108/202 ca sơ sinh trật khớp hông với độ che phủ chỏm xương đùi trung bình là 37%, trong khi 94/202 ca bình thường có độ che phủ chỏm xương đùi trung bình là 53%.



4/ Về tương quan giữa các phương pháp phát hiện:

4.a. Với siêu âm:

 Graf,R. (1997) cho là siêu âm khớp hông vẫn còn là vấn đề tranh cãi ở nhiều nước, do những yêu cầu khác nhau của chẩn đoán. Về nguyên tắc, các phương pháp của Harcke, Terjesen và Suzuki giúp phân biệt sự trật khớp nhưng các phương pháp này không đánh giá sụn hyalin sẽ trở thành mái ổ cối (acetabulum roof). Đặt xéo đầu dò khi khám có thể làm chẩn đoán sai, và siêu âm 3D giúp tăng cường khả năng chẩn đoán.

            Czubak,J. (1998) đối chiếu phương pháp Graf và Terjesen ở 657 trẻ sơ sinh, tỉ lệ LSKH theo Graf là 3,9% và theo Terjesen là 2,9%.

4.b. Giữa siêu âm và lâm sàng:

Rosendahl,K. (1997) đối chiếu lâm sàng và siêu âm ở 3613 trẻ sơ sinh trong 48 giờ sau sanh, phát hiện 123 ca trật (3,4%) với 55 ca (45%) tương hợp về lâm sàng và siêu âm, 52 ca (42%) chỉ dựa vào siêu âm và 16 ca (13%) chỉ dựa vào lâm sàng. Holen,KJ. (1998) phát hiện 108 ca sơ sinh trật khớp hông với độ che phủ chỏm xương đùi trung bình là 37%, trong số 202 ca nghi trật khớp hông khi làm nghiệm pháp Ortholani và Barlow (143 ca không ổn định và không kết luận được 59 ca).

4.c. Giữa siêu âm và X-quang:

 Joseph,KN (1997), nêu lên sự không nhất quán giữa siêu âm và X-quang với 4.984 ca có 48 ca không tương hợp (0,96%). Melzer, C.(1997) nhận thấy sự không nhất quán giữa siêu âm và X-quang thường xảy ra khi đường viền của ổ cối (acetabulum) không tương ứng với phần giữa (mid-portion) mà với phần trước hay phần sau (ventral or dorsal section) của ổ cối.

KẾT LUẬN:

Áp dụng tỉ lệ độ che phủ chỏm xương đùi  nhỏ hơn 37% (phương pháp Terjesen) và phương pháp Graf trong khám siêu âm khớp hông có lợi ích trong 4 tháng đầu tiên, khi điểm cốt hóa ở chỏm chưa xuất hiện rõ trên phim X-quang. Với siêu âm trẻ tránh được nhiễm tia, hơn nữa, có thể khám đi khám lại nhiều lần để có chẩn đoán chắc chắn và cũng để theo dõi kết quả tập vật lý trị liệu.

Kết quả thu thập được của chúng tôi nhìn chung phù hợp với y văn, và công trình vẫn đang tiếp tục triển khai để phát hiện LSKH ở trẻ sơ sinh ở mẫu nghiên cứu rộng hơn.
                                         

Lời cảm ơn:
Chúng tôi xin cảm ơn bác sĩ Nguyễn thị Thanh Bình và các bác sĩ Khoa Sơ sinh bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, và bác sĩ Nguyễn văn Công, bác sĩ Lưu Hồng Sơn (Khoa X-quang Medic) đã nhiệt tình hợp tác thực hiện đề tài này.

Abstract: Ultrasound on Developmental Dysplasia of the Hip of the Newborns.
TRAN NGAN CHAU-NGUYEN THIEN HUNG, MEDIC MEDICAL CENTER, HCMC, VIETNAM

Objective: The aim of this study is shown the roles of ultrasound in detecting and following–up in the developmental dysplasia of the hip (DDH).
Methods: A cross- sectional prospective study of ultrasound on 1,622 hip joints of 811 under-9-month-old babies who have high risk (family history of DDH, breech presentations, club foot deformity or metatarsus adductus on clinical examination…) . We use the Graf’s method ( alpha and beta angle) and the Terjesen’s method ( the proportion of femoral head coverage) for investigation the studied population.
Results


Conclusion: Ultrasound plays an important role in detecting and  following-up DDH in early days after birth, instead of screening with the standard pelvis X-ray. Terjesen’s method is  more simple and sensitive than Graf’s method.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét