Loạn sản chỏm và dây chằng lỏng lẻo là đặc trưng của loạn sản khớp hông. Tiến trình khớp hông trưởng thành là một tiến trình động sau sanh, và phát triển thích hợp cần sự tương tác quân bình giữa xương đùi và chỏm. Khớp hông có thể không vững về lâm sàng hay có vẻ bất sản trên siêu âm trong giai đoạn sơ sinh có thể trở nên bình thường mà không cần điều trị. Theo Bialik và cs, khớp hông bệnh lý trên siêu âm vào 1-3 ngày tuổi, tùy loại, chỉ còn 10% bất thường khi được 6 tuần tuổi. Mặt khác, dù tần suất thấp, loạn sản vẫn có thể xảy ra ở khớp hông thoạt đầu bình thường. Hiện tượng loạn sản muộn độc lập với các yếu tố môi trường và là một nguy cơ khi có tiền sử gia đình. Do vậy thời điểm khám siêu âm tối ưu và chỉ định lúc khám là rất quan trọng để tránh việc điều trị không cần thiết trong lúc giảm số ca loạn sản muộn và tỉ lệ can thiệp mổ. Với quan điểm này thì loạn sản nhẹ (minor dysplasia) là vấn đề. Khớp nào cần trị và khi nào trị là điều còn phải tranh luận. Nói chung là cần siêu âm theo dõi chặt chẽ mỗi tháng. Thêm vào đó chẩn đoán loạn sản khớp hông gây ra áp lực xã hội, và một số gia đình không gắn với việc theo dõi định kỳ. Do đó siêu âm chẩn đoán type 2a ngay từ lần khám đầu tiên, cùng với việc xác định bệnh nhi có nguy cơ cao của loạn sản tồn tại hay nặng hơn là một vấn đề quan trọng.
Loạn sản khớp hông chưa trưởng thành thay đổi từ 2,3% đến 56% tùy báo cáo. Số liệu của tác giả là 15,3% trường hợp (11,3% khớp). Khác biệt số liệu giữa các báo cáo có thể do thời điểm khám, tuổi bệnh nhi hay đặc điểm di truyền của dân số. Tuy nhiên, phát hiện các loạn sản nhẹ đòi hỏi nhiều kỹ năng khám hơn các khớp hông bất thường nặng. Và kinh nghiệm người khám, chất lượng máy cũng có ảnh hưởng đến tần suất của loạn sản khớp hông chưa trưởng thành.
1. Graf còn phân type 2a thành 2a(-) (góc alpha =50-55 độ) và type 2 a(+) (góc alpha =55-59 độ).
2. Type 2a (loạn sản chưa trưởng thành, immature) sẽ ngẫu nhiên phát triển bình thường trong 97% trường hợp, trong vài tuần đầu, và góc alpha trở nên bình thường (reaching a plateau) sau 2-3 tháng tuổi.
3. Loạn sản khớp hông và các yếu tố nguy cơ: do tăng áp lực trên thai nhi và giảm đề kháng gây trật khớp. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về tương quan của type 2a với các yếu tố nguy cơ của loạn sản khớp hông, ngoại trừ một báo cáo cho rằng khớp hông phái nữ thường thiên về chậm trưởng thành.
4. Trong số các yếu tố nguy cơ và dị tật kết hợp với loạn sản khớp hông, bất thường về hệ thần kinh trung ương được tác giả nhìn nhận có ảnh hưởng đến hình ảnh siêu âm xấu hơn cho type 2a; điều này quan trọng vì khớp hông trưởng thành cần có trương lực cơ bình thường.
5. Khớp hông không vững là một tiên lượng độc lập cho type 2a về siêu âm. Tần suất khớp hông không vững tùy thuộc vào thời điểm khám siêu âm vì điều này được giải quyết khi bé lớn tuổi hơn. Tình trạng không vững khớp độc lập với cấu tạo giải phẫu của khớp và có thể xảy ra ở cả khớp bình thường lẫn khớp loạn sản (khớp không vững có trong 8,52% type 1 và 7,63% type 2 của một nghiên cứu gồm 3.400 trẻ). Mặc dù nhiều báo cáo cho rằng tình trạng khớp không vững với cấu tạo khớp bình thường là không quan trọng, nhưng theo tác giả, khớp không vững là yếu tố tiên lượng của phát triển khớp bất thường. Nói chung 90% khớp vững với hình ảnh siêu âm bất thường sẽ trở nên bình thường mà không phải điều trị. Không chỉ với type 2a được báo cáo trở nên bình thường ngẫu nhiên khi đã vững, mà còn với các loại loạn sản nặng như type 2c và D cũng được báo cáo trở nên bình thường một cách ngẫu nhiên.
Tóm lại, trong nghiên cứu của tác giả, 11,3% của type 2a hầu hết trở nên bình thường tự phát, chỉ có 5,3% cần phải điều trị. Hình ảnh siêu âm bệnh lý cũng xảy ra ở các ca không có yếu tố nguy cơ của loạn sản khớp hông (ngôi mông, nặng cân, bất thường hệ thần kinh trung ương, tiền sử gia đình…). Theo tác giả, khớp không vững, bất thường hệ thần kinh trung ương, type 2a một bên là những yếu tố tiên lượng cho siêu âm khớp hông bất thường, nên được theo dõi định kỳ cẩn thận. Và một khi phát hiện được khớp hông type 2a, việc theo dõi siêu âm theo hẹn là rất cần thiết.
______________________________________________
Ghi chú=
Số liệu của chúng tôi (Bs Nguyễn Thiện Hùng) gồm (n=811 bé, 1.622 khớp) khám sau sanh vào ngày 1-3 tuổi, được trình bày trong bảng sau, trong đó type 2a =986/1622 (60,79%).
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét