Cao áp TM Cửa và lách to phổ biến ở bệnh nhân bệnh gan mạn tính. Tuy nhiên, có giới hạn nghiên cứu trước đây in vivo trên tương quan giữa độ cứng lách và định giai đoạn xơ hoá gan. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá giá trị chẩn đoán của việc đo độ cứng lách (SSM), bằng công nghệ xung lực bức xạ âm (ARFI), nhằm đánh giá xơ hoá gan.
Bệnh nhân viêm gan mạn B hoặc C đủ điều kiện (n = 163) được đo cùng lúc độ cứng gan (liver stiffness measurement, LSM), độ cứng lách SSM và sinh thiết gan qua da. Đường cong đặc trưng ước tính hiệu suất chẩn đoán của SSM, với nhiều mô hình hồi quy đa tuyến tính cho LSM và SSM xác định ý nghĩa của các yếu tố được giải thích.
Kết quả chỉ ra mối tương quan có ý nghĩa giữa LSM và SSM (R^2 = 0,574, P < 0,0001). Sử dụng SSM để phân loại xơ hoá METAVIR (METAVIR F). Dùng SSM để phân loại tính điểm xơ hoá METAVIR, các khu vực dưới đường cong là 0,839 (95% CI: 0,780–0,898) cho METAVIR F1 đối với F2–4, 0,936 (95% CI: 0,898–0,975) cho F1–2 đ/v F3–4 và 0,932 (95% CI: 0,893–0,971) cho F1–3 đ/v F4, tất cả với P < 0,001. Nhiều mô hình hồi quy đa tuyến tính xác định BMI, độ cứng lách, METAVIR F3 và F4, men alanine aminotransferase, tỉ lệ prothrombin INR, sodium và tiểu cầu đếm là các yếu tố quan trọng độc lập có ý nghĩa cho độ cứng gan (R^2 hiệu chỉnh = 0,724, P < 0,001). Giới tính nam, độ cứng gan, METAVIR F2, F3 và F4 cũng giải thích độ cứng lách có ý nghĩa và độc lập ( R^2 hiệu chỉnh = 0,647, P < 0,001).
ARFI độ cứng lách SSM có khả năng là một dự báo đơn độc có ích hoặc phụ trợ cho định giai đoạn xơ hoá gan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét