SIÊU ÂM ĐÀN HỒI LÁCH
Trích dịch từ Atlas of Elastosonography, D-A CLEVER et al, © Springer Intern Publ. Switzerland 2017.
Ứng dụng chính của đàn hồi lách nhằm đánh giá bệnh nhân viêm
gan mạn để xác định nguy cơ cao áp tĩnh mạch cửa. Các nghiên cứu gần đây đã chứng
minh độ cứng lách liên quan với hóa xơ gan, cao áp tĩnh mạch cửa và nguy cơ
giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân viêm gan mạn.
Cao áp tĩnh mạch cửa là hậu quả chung của bệnh gan mạn tính,
dẫn đến giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày và các biến chứng nặng khác như bệnh
lý não do thông nối cửa và hệ thống, báng bụng, nhiễm trùng và suy gan.
Tiêu chuẩn vàng của đánh giá cao áp tĩnh mạch cửa là gradient
áp lực tĩnh mạch gan (HVPG, hepatic venous pressure gradient) mà không may là
thủ thuật có tính xâm lấn và tốn kém nên không thường được triển khai theo quy trình ứng
dụng lâm sàng. Cho nên siêu âm đàn hồi lách là một trong những phương pháp
không xâm lấn, khả dĩ xác định áp lực tĩnh mạch cửa. Cao áp tĩnh mạch cửa xác định
những thay đổi mô học trong lách như tăng sinh mô bào lách, kéo dài ra các
nhánh tận động mạch, tăng thể tích chồi trắng và ngay cả hóa xơ giữa các bè
lách. Những thay đổi này gây tăng đàn hồi lách và có thể định lượng bằng
transient elastography (TE) hay ARFI.
Một nghiên cứu mới đây chứng minh đo đàn hồi gan và lách bằng
TE chính xác hơn các thông số khác, và gợi ý dùng TE như là phương tiện đánh
giá không xâm lấn và theo dõi cao áp tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản.
Mặc dù TE thường dùng để phân độ bệnh gan mạn tính, có bằng chứng cho thấy sự
chính xác chẩn đoán chưa phải tối ưu, do nhiều yếu tố cộng tồn như viêm tế bào
gan, ứ mật và nhiễm mỡ làm cho đánh giá hóa xơ gan chưa chính xác. Do vậy, việc
đo độ cứng lách cho thấy là một thách thức hấp dẫn, có thể làm giảm các yếu tố
cộng tồn TE gan đã nói và tăng cường đánh giá độ nặng của bệnh.
Độ đàn hồi lách có tương quan tuyến tính chặt với HVPG, và có
thể giúp tiên đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân viêm gan mạn. Giãn
tĩnh mạch thực quản hiện diện ở 40% ở bệnh nhân còn bù và 60% bệnh nhân xơ gan mất
bù. Và nguy cơ chính là xuất huyết tiêu hóa nặng (tỉ lệ tử vong của cơn XHTH đầu
của những bệnh nhân này là 40%). Esophagogastroduedenoscopy (EGD) là phương tiện
chẩn đoán và đánh giá giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày tốt nhất; tuy nhiên rất tốn kém cho hệ thống y
tế và bệnh nhân khó chịu. Nên hạn chế cho những ca thực sự cần thiết và điều này
làm tăng tin cậy cho bệnh nhân có quy trình theo dõi và giảm nguy cơ do biến chứng
can thiệp.
Những nghiên cứu gần đây chứng minh độ cứng lách cao hơn độ cứng
gan, chiều dài lách và thang điểm Child-Pugh trong tiên đoán xuất huyết giãn
tĩnh mạch, cho thấy ARFI có độ nhạy 96%, và độ đặc hiệu 88% và giá trị tiên
đoán âm tính là 96%.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này cho thấy sự lập lại kết quả đo
độ cứng lách ở những dân số khác nhau tùy thuộc vào người khám, và để có đồng
thuận cao, cần có giai đoạn huấn luyện. Bất lợi khác là tương quan của những
đánh giá gián tiếp. Nên thực hiện những nghiên cứu tiếp sau với số lượng lớn
hơn để so sánh giá trị đàn hồi bình thường và mô bệnh lý để xác dịnh vai trò chẩn
đoán của những kỹ thuật này. Cuối cùng, đo độ cứng lách bằng siêu âm có được
dùng trong chức năng TIPS [transjugular intrahepatic portosystemic shunt] ở bệnh
nhân viêm gan mạn. Đo độ cứng lách có thể là phụ trợ sau khi đặt TIPS, và sự
thay đổi này có thể giúp đánh giá thay đổi chức năng của TIPS.
Có ít thông tin đáng giá về sử dụng siêu âm đàn hồi các khối lách khu
trú.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét