Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Ultrasound and 12 cases of Toothpick MisEating in 2008-2018


NHÂN 12 CA NUỐT TĂM XỈA RĂNG: VAI TRÒ SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN

 LÝ VĂN PHÁI, LÊ VĂN TÀI, PHẠM THỊ THANH XUÂN, LÊ THỊ THANH THẢO, LÊ TỰ PHÚC, LÊ THANH LIÊM, PHAN THANH HẢI


Nuốt phải tăm xỉa răng không phải dễ chẩn đoán. Y văn có 134 ca đã báo cáo với CT là phương tiện phát hiện trước can thiệp, một số siêu âm có thể thấy được, và trong đó 35% trường hợp  bỏ sót.


Tại Medic từ 2008 đến nay có 12 trường hợp [01 ca ở nữ] nuốt phải tăm xỉa răng được phát hiện  chủ yếu bằng siêu âm [11/12 ca] và CT xác chẩn:
-          2 ca xuyên tá tràng D2 và D3, 1 ca CT không xác định được.
-          2 ca xuyên dạ dày, 1 xuyên dính gan T, 1 xuyên tới nhánh T tĩnh mạch cửa và tạo huyết khối trong tĩnh mạch cửa.
-          2 ca xuyên dạ dày qua túi mật.
-          1 ca xuyên  đại tràng sigma.
-          1 ca xuyên thực quản  ra tuyến giáp sau uống cà phê [nữ].
-          2 ca trong mạc nối lớn gây áp xe thành bụng rốn P và áp xe thành bụng hố chậu T.
-          1 ca trong mạc nối lớn thượng vị.
-          1 ca siêu âm không thấy, CT phát hiện.


     6 ca lấy tăm qua mổ, 3 ca rút tăm qua nội soi tiêu hoá và 3 ca theo dõi điều trị nội khoa 2 tuần. Lâm sàng sau can thiệp hết đau, sinh hoạt bình thừơng, không có biến chứng.
  Hình ảnh siêu âm của tăm  xỉa răng= cấu trúc dạng dài, echo dày trung bình, không có bóng lưng sau. Nếu xuyên thành ống tiêu hóa thì thấy cả 2 đầu ở 2 bên vách ống tiêu hóa, với đầu tận tự do hoặc cắm vào cơ quan lân cận. Nếu thấy ngoại vật trong mạc nối lớn thì ngoại vật đã ra khỏi ống tiêu hóa để vào trong ổ phúc mạc hoặc sau phúc mạc.
 

    Thường bệnh nhân không nhớ đã nuốt phải tăm lúc nào. Không có bệnh nhân có rối loạn tâm thần như y văn. Thói quen ngậm tăm hầu như không có ghi nhận. Tập quán cho tăm vào ly bia của Đài loan đã được báo cáo không có ở Việt nam.  Siêu âm Medic phát hiện nhờ thấy ngoại vật xuyên thành ống tiêu hóa ở các trường hợp đau bụng khu trú. Phân biệt tăm xỉa răng [dày] với xương cá [mảnh hơn] vẫn là thách thức của bác sĩ siêu âm.


ULTRASOUND  DETECTED TOOTHPICK  INGESTION 
NGUYEN THIEN HUNG,  LY VAN PHAI, LE VAN TAI,  PHAM THI THANH XUAN, LE THI THANH THAO, LE TU PHUC,  LE THANH LIEM, PHAN THANH HAI.

MEDIC MEDICAL CENTER, HCMC, VIETNAM

Toothpick ingestion is hard to reveal by ultrasound. In literature  there are 134 published cases   in which CT takes main role of imaging modalities  and still 35% of cases in misdiagnosing.

     In MEDIC CENTER, there are 12 cases of toothpick ingestion which were detected    by ultrasound (11/12 cases) and CT confirmed later since 2008.
·        2 cases of perforation of D2 and D3, one case CT missed.
·        2 cases of perforation of stomach in which is comes to left lobe of liver and cases thrombus in left portal vein.
·        2 cases of perforation of stomach coming to gallbladder.
·        1 case of perforation sigmoid colon.
·        1 case of perforation of esophagus coming to thyroid after coffee drinking in a female patient.
·        2 cases in great epiploon induced abdominal wall abscesses in near umbilicus and in left lower quadrant.
·        1 case in great omentum in epigastric region.
·        1 case CT detected and ultrasound missed.

Invasive retrieval of toothpick infections by surgery for 6 cases, by endoscopy with  3 cases and  3 cases only medical treatments in 2 weeks.
All of cases remain well without complications.


Ultrasound findings of toothpick ingestion= line structure, mediate hyperechoic, no posterior shadowing. In case of perforation of digestive tube, one could be shown both 2 ends in 2 sides of digestive tube wall, with liberal end or with end in adjacent organ. In case toothpick is shown in epiploon then it is out of digestive tube and coming to peritoneal sac or retroperitoneal space.


Patients nearly could not remember when they ingested toothpick. There are no patient with psychological problem in all cases. No patient with bad habit of holding toothpick in mouth. Ultrasound detected toothpick ingestion in cases of local abdominal pain with foreign bodies perforating digestive tube wall. But different diagnosis toothpick (thickening) from fishbone is still challenging for sonologist.










NHÂN 5 CA XƯƠNG CÁ TẠO ÁPXE Ở CỔ VÀ Ổ BỤNG.


Gồm 5 ca, trong đó có 1 ca từ bệnh viện Bình an Kiên giang [ca 313], hóc xương gây áp xe vùng cổ, 


còn lại 1 ca trong tuyến bọt dưới hàm và 3 ca trong ổ bụng tại Medic Hòa Hảo, với 1 ca áp xe trước gan T trì hoãn 2 tháng gây viêm phúc mạc, 2 ca còn lại gây ápxe gan P  và  1 ca  xuyên túi mật qua gan.

Ca mới nhất = Xương cá gây viêm phúc mạc sau siêu âm 2 tháng.



Bnh nữ 43 tuổi, siêu âm 19-5 =ápxe trước gan T nghi có ngoại vật (bs Võ thị ThanhThảo), được CT xác chẩn có ngoại vật xương cá 25mm [bs Trần Lãm], siêu âm lần 2 (13/6) = ápxe trước gan T nghi có ngoại vật, hình ảnh  không thay đổi so với lần trước, [bs Lê thị Thanh Thảo], hội chẩn ngày7/7 với  bs GĐ chuyển bv Bình dân, cho về không mổ , sáng nay 16/7 mổ viêm phúc mạc tại bv Bình dân, ngoại vật là xương cá.


Hình ảnh siêu âm xương cá trong ổ ápxe là cấu trúc dạng đừơng, echo dày, dài, mảnh, không có bóng lưng sau. Siêu âm có thể phát hiện ngoại vật xương cá trong ổ ápxe tùy thuộc vào kỹ năng người khám, vị trí ổ ápxe, thể trạng bệnh nhân [bụng to, béo phì... khó khám].



Ca 265=

Ca 313=


https://www.ultrasoundmedicvn.com/2016/07/case-387-liver-abscess-due-to-fishbone.

Không có nhận xét nào :