Leonardo Italia, MD, thuộc Viện Khoa học San Raffaele , Ý, và cs viết: “Vì có hàng triệu người bị ảnh hưởng nên phải tìm ra quy trình theo dõi tốt nhất đối với nhiễm COVID-19. “Việc xác định bất thường về tim có tầm quan trọng then chốt vì bệnh nhân sẽ có lợi từ điều trị bảo vệ tim và cần thêm các chiến lược theo dõi khác”.
Nhóm đã kiểm tra dữ liệu siêu âm tim qua thành ngực (TTE) từ 123 bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi, được nhập viện từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 13 tháng 5 năm 2020, và không đưa vào danh sách khảo sát nếu có hội chứng vành cấp, giảm chức năng thận, rung nhĩ hoặc tiền sử suy tim trước đó.
Nhìn chung, tổn thương cơ tim - được định nghĩa là nồng độ troponin T (hsTnT) siêu nhạy lớn hơn 13,9 ng / L - được thấy ở 37,3% bệnh nhân. Bệnh nhân bị tổn thương cơ tim có tuổi trung bình cao (67,8 tuổi so với 58,3 tuổi) và có khả năng bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Họ có nguy cơ cao hơn khi vào điều trị trong ICU.
85 ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân được đánh giá lại. Những bệnh nhân trước đó có tổn thương cơ tim với biểu hiện “giảm đáng kể” sức căng dọc toàn bộ thất trái trung bình [mean left ventrical global longitudinal strain] có nhiều khả năng bị suy chức năng tâm trương [impaired diastolic function] hoặc tăng áp lực phổi.
“Tổn thương cơ tim dưới lâm sàng [subclinical] trong giai đoạn cấp tính là biến chứng thường gặp có tiên lượng xấu”. “Các tổn thương cơ tim thường xảy ra trong giai đoạn cấp tính COVID-19 với tỷ lệ 37%. Những bệnh nhân bị tổn thương cơ tim khi nhập viện, như trong các nghiên cứu khác, thường có khó thở khi gắng sức. "
Do vậy, siêu âm tim có vai trò quan trọng khi xác định các bất thường về tim và giúp lựa chọn chiến lược điều trị phù hợp cho bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Kết luận: “Ở bệnh nhân hồi phục sau COVID-19, TTE với speckle-tracking analysis [phân tích theo dỏi nhiễu đốm] giúp xác định bệnh nhân bị NMCT dưới lâm sàng [subclinical MI] và hướng dẫn các chiến lược xử trí”.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét