TẠO HÌNH THAM SỐ CÁC TỔN THƯƠNG VÚ VỚI TÍN HIỆU HẠ HÒA ÂM CỦA CHẤT TƯƠNG PHẢN
Parametric Imaging Using Subharmonic Signals From Ultrasound Contrast Agents in Patients With Breast Lesions, John R. Eisenbrey, PhD, Jaydev K. Dave, MS, Daniel A. Merton, RDMS, Juan P. Palazzo, MD, Anne L. Hall, PhD and Flemming Forsberg, PhD,
J Ultrasound Med 30:85-92 • 0278-4297.
Tóm tắt:
Bản đồ tham số chất tương phản có thể là phương tiện có ích để chẩn đoán các tổn thương ở vú. Trong nghiên cứu này chúng tôi chứng minh tính khả thi của tạo hình tham số hạ hòa âm (parametric subharmonic imaging, SHI) giúp tạo hình dấu ấn mạch máu trong lúc xóa hình gần như toàn bộ mô với các clips SHI của 16 tổn thương vú của 14 bệnh nhân nữ. Bệnh nhân được khám bằng máy siêu âm cải biên LOGIQ 9 (GE Healthcare, Waukesha, WI) truyền/nhận ở 4,4/2,2MHz. Bằng cách sử dụng trình tự cường độ tích lũy tối đa bù trừ chuyển động (motion-compensated cumulative maximum intensity (CMI) sequences), bản đồ tham số của mỗi tổn thương trình bày thời gian đạt đỉnh (time to peak, TTP), đánh giá tưới chất tương phản (estimated perfusion, EP), và vùng dưới đường cong cường độ theo thời gian (area under the time-intensity curve, AUC). Kết quả phân loại các biểu hiện và so sánh với kết quả sinh thiết gồm lành tính (n=12, bao gồm 5 u sợi tuyến và 3 nang)
và carcinomas (n = 4). Mỗi tổn thương đều có hình ảnh tham số CMI, TTP, EP, và AUC. Không có khác biệt có ý nghĩa với CMI (P = 0,80), TTP (P = 0,35), hoặc AUC (P = 0,65). Có khác biệt có ý nghĩa thống kê cho bình quân pixel EP (P = 0,002). Đặc biệt có khác biệt giữa carcinoma và tổn thương lành tính (mean ± SD, 0,10 ± 0,03 so với 0,05 ± 0,02 đơn vị cường độ [IU]/s; P = 0,0014) và giữa carcinoma và u sợi tuyến (0,10 ± 0,03 so với 0,04 ± 0,01 IU/s; P = 0,0044), trong khi khác biệt giữa carcinoma và nang không có ý nghĩa. Kết luận, phương pháp tạo hình tham số để chẩn đoán tổn thương vú bằng cách dùng chất tương phản cao do SHI tạo tín hiệu trong mô đang được phát triển. Kết quả cho thấy tiềm năng của chẩn đoán tổn thương vú dựa vào tham số dòng chảy tưới chất tương phản dù cỡ mẫu nghiên cứu ban đầu còn ít.
GHI CHÚ:
CMI (cumulative maximum intensity)= Cường độ tối đa tích lũy là tỉ lệ khác biệt giữa tối thiểu và tổng bình quân tuyệt đối để đánh giá sự chính xác của bù trừ chuyển động. Do đó dùng mức ngưỡng 85% của thông số tin cậy bình quân để loại bỏ các khung hình quá nhiễu hay quá chuyển động.
TTP (time to peak)= Thời gian đạt đỉnh được định nghĩa như là thời gian từ lúc tiêm chất tương phản cho đến khi mỗi điểm ảnh đạt đến cường độ tối đa.
EP (estimated perfusion)= Đánh giá tưới chất tương phản là độ dốc đường biểu diễn cường độ theo thời gian từ lúc chất tương phản đến trong mặt phẳng (cần thiết cho bù trừ chuyển động) cho tới cường độ đỉnh. Điều này cũng cần cho điểm ảnh trong lòng động mạch hay tĩnh mạch, trong trường hợp như vậy đó không phải là tưới chất tương phản trong mô thực sự. Vì lẽ đó chúng tôi gợi ý EP có tương quan nhiều với tưới chất tương phản thực sự.
AUC (area under the time-intensity curve)= là vùng bên dưới đường biểu diễn cường độ theo thời gian từ khi chất tương phản đạt đến cường độ đỉnh (một trình tự thời gian có giá trị cho toàn bộ tập dữ liệu).
ROI (region of interest) tương ứng với các vị trí tổn thương thấy ở khảo sát B-mode và Doppler được chọn và đánh giá bằng thuật ngữ các thông số tưới chất tương phản trung bình.
Các giá trị bình quân của CMI, TTP, EP, và AUC được xác định cho mỗi tổn thương, phân nhóm theo kết quả bệnh lý và được so sánh. Giá trị các thông số mỗi tổn thương được xác định như bình quân toàn bộ các
điểm ảnh không bị lọc trong vùng ROI đã xác định trước đó. Các hình ảnh sau cùng được chuyển thành thang màu trong MATLAB, qui định tối thiểu của thang màu là 0 (giá trị đã lọc) và tối đa là mức trên của giá trị
điểm ảnh đỉnh.
Tạo hình tham số bằng tín hiệu hạ hòa âm có thể là giải pháp thích hợp hơn tạo hình hòa âm (harmonic imaging, HI), Doppler, hoặc các phương pháp tạo hình khác.