Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

Sound Speed Correction (SSC)


HIỆU CHỈNH TỐC ĐỘ ÂM (SSC)

Từ Practical Aberration Correction Methods,

Glen W.McLaughlin,David Napolitano,Ching-Hua Chou.
www.sonotech.ch/_pdf/wfumb_poster.pdf


Máy siêu âm theo truyền thống đảm bảo một vận tốc âm không đổi là 1540 m/s. Nhưng vận tốc cố định của âm truyền trong cơ thể làm cho hình mất nét và làm tăng vệt dội tạp (clutter) ở nhiều bệnh nhân. Nghiên cứu này nhằm  tìm một phương pháp đánh giá tốc độ âm của cơ thể nhằm tạo ra cách hiệu chỉnh ưu tiên (first order correction). Dữ liệu kênh được thực hiện nhiều lần nhằm tạo ra nhiều hình ảnh với các tốc độ khác nhau . Tích hợp năng lượng phổ bên (lateral spectral energy) của các hình ảnh được dùng khi có một hình đủ đánh giá được phần lớn tốc độ.  Vì sai lệch vận tốc âm được tích lũy nên kết quả của việc hiệu chỉnh gây ấn tượng ở độ sâu nhiều nhất.  Độ ly giải chi tiết của của hình  ở sâu được cải thiện, các vệt dội tạp giảm đi toàn bộ và độ tin cậy của chẩn đoán được tăng cường.

I. Dẫn nhập:

Tốc độ không đồng nhất trong cơ thể gây ra sai lệch khi tạo hình siêu âm và dẫn đến hình mất nét (defocusing). Điều này làm giảm signal-to-noise-ratio (SNR), tăng vệt dội tạp (clutter), giảm ly giải bên (lateral resolution) và giảm contrast (tương phản). Hiệu chỉnh sai lệch từ điểm này sang điểm khác không chỉ tính toán cường độ, mà còn cần đầu dò dãy biến tử 2-D (2-D transducer arrays) và thay đổi từ khung hình này sang khung hình khác. Nghiên cứu này nhằm tìm ra một phương pháp thuật toán để đánh giá và áp dụng sự hiệu chỉnh tốc độ âm ưu tiên cho dữ liệu hình ảnh.





II. Đặc điểm mô và tốc độ âm (Tissue Properties and Sound Velocities)

Tốc độ âm biến thiên trong mô do nhiều nguyên do: loại mô, thành phần mô, tình trạng bệnh lý, hướng truyền âm, và mức độ ngậm nước (hydrat hóa). Dịch chuyển (offset) gia tăng khi mặt sóng âm lan truyền làm tốc độ âm sai lệch. Vì thế, ở độ sâu xãy ra dịch chuyển lớn nhất, nơi mà vận hành của toàn bộ máy siêu âm bị yêu cầu nhiều nhất. Ví dụ một máy siêu âm với vận tốc âm đảm bảo là 1460 m/s có khả năng sai lệch 2 chiều (2-way error) khoảng 16mm ở độ sâu 20cm làm cho chất lượng tạo hình suy giảm.

III. Tổng quan thuật toán 

Hiệu chỉnh sai lệch từ điểm này sang điểm khác rất phức tạp, cần có đầu dò dãy biến tử 2-D, và không quá mạnh trong một cửa sổ âm đơn độc. Cần xác định tốc độ âm bình quân trong mô thay thế. Điều này được thực hiện với đầu dò dãy biến tử tiêu chuẩn và như kết quả trong công trình này cho thấy, cần phải mạnh trong cửa sổ âm được cho. Giản đồ khối thuật toán SSC dùng để đánh giá tốc độ âm tối hảo được trình bày trong hình trên.


Sound Speed Correction (SSC) là thuật toán hoạt động trên dữ liệu kênh tập họp lại cho toàn bộ một khung hình. Dữ liệu này được dùng vô số lần nhằm đảm bảo có nhiều tốc độ âm để thử nghiệm. Có một yếu tố chất lượng chỉnh nét hình [tụ tiêu](focus quality factor) được dùng để đánh giá tốc độ âm tối hảo. 
Khối giản đồ thuật toán để xác định yếu tố chất lượng chỉnh nét hình được minh họa bên dưới.


Phổ chất lượng chỉnh nét hình được xác định bằng cách tính toán  độ lớn trung bình của Biến đổi Fourier bắt chéo với khoảng mẫu (mean lateral Fourier Transform magnitude across range samples). Trong đó mỗi Biến đổi Fourier được tính cho các tốc độ thử nghiệm khác nhau. Các yếu tố chất lượng chỉnh nét hình được dùng để xác định tốc độ âm ưu tiên tối hảo (optimum first order sound speed).




Hình trên cho thấy hình siêu âm gan và thận trên người. Hình bên T ở 1540 m/s trong khi bên P được thực hiện với thuật toán SSC, với vận tốc âm tối hảo là 1480m/s. Hình SSC cho thấy rõ mạch máu và đường viền hơn. Không may là người được khám không cho phép phẫu tích và xác định thật sự tốc độ âm trên các cơ quan của ông ta.

IV. Kết luận

Bù trừ tốc độ âm ưu tiên có hiệu quả trên toàn bộ hình ảnh,  ấn tượng nhất là hình ảnh ở độ sâu. SCC có khả năng tăng xuyên thấu, tăng cường độ ly giải bên, giảm vệt dội tạp, cải thiện signal-to-noise-ratio (SNR) và tăng cường tương phản (contrast), làm tăng độ tin cậy chẩn đoán và giúp chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.
_____________________________________________

Ghi chú=
1. Tác giả thực hiện nghiên cứu này trên máy siêu âm Zonare, hiện có tại Trung tâm Y khoa Medic.
2. SNR = Signal-to-noise ratio (thường được viết tắt SNR hay S/N) được sử dụng để định lượng bao nhiêu tín hiệu đã bị hỏng bởi nhiễu ồn. Nó được định nghĩa là tỷ lệ năng lượng tín hiệu với cường độ của tín hiệu nhiễu làm hư hỏng.

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

BÀN VỀ Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ CẢN (RESISTIVE INDEX, RI) của ĐỘNG MẠCH GAN

BÀN VỀ Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ CẢN RI CỦA ĐỘNG MẠCH GAN

BS NGUYỄN THIỆN HÙNG trích dịch
Trích từ Doppler US of the Liver Made Simple, Dean Alexander McNaughton,  Monzer M. Abu-Yousef, RadioGraphics 2011; 31:161–188.

TRỞ KHÁNG ĐỘNG MẠCH


Các động mạch có khả năng thay đổi trở kháng (sức cản) các dòng chảy đến các cơ quan cần nhất. Nói chung khi các cơ quan "cần", giường động mạch giãn ra, dạng sóng chuyển thành trở kháng thấp và cơ quan được tưới máu đúng lúc. Khi cơ quan chuyển sang trạng thái tiết kiệm năng lượng ( “power safe”), động mạch co lại, dạng sóng bật sang trở kháng cao và dòng chảy chuyển cấp máu sang cơ quan khác. Trong lúc khám siêu âm Doppler, các động mạch có xu hướng hỗ trợ cho cả 2 trạng thái có sức cản cao và thấp. Bình thường các động mạch có trở kháng thấp lúc nghỉ (không vận động chẳng hạn) gồm động mạch Cảnh trong (não luôn cần), động mạch Gan (gan luôn cần), động mạch Thận (thận luôn cần) và động mạch Tinh hoàn (bảng 1).



Các động mạch mạc treo (tràng trên và dưới) sau ăn cũng có trở kháng thấp; nên thường được khám khi đói. Các động mạch bình thường có trở kháng cao lúc nghỉ gồm động mạch Cảnh ngoài (cơ mặt và cơ sọ nghỉ), các mạch máu chi (cơ nghỉ) và các động mạch mạc treo lúc đói (ống tiêu hóa đang nghỉ) (bảng 2).


Trở kháng, hay sức cản dòng chảy, vốn được trình bày định lượng và theo kinh nghiệm (H.9).


Bằng chứng kinh nghiệm là ở lúc quan sát và phân loại dạng sóng. Nếu điểm thấp nhất (chỗ áp lực thấp, trough) của dạng sóng cuối tâm trương ở mức cao, thì có liên quan nhiều với dòng chảy ở thì tâm trương, và mạch máu có trở kháng thấp được ghi nhận. Nếu điểm này ở mức thấp, lại là mạch máu có trở kháng cao được ghi nhận.

Sức cản động mạch vốn được định lượng với 3 chỉ số: chỉ số cản (resistive index, RI), tỉ lệ tâm thu/ tâm trương (systolic/diastolic ratio), và chỉ số đập (pulsatility index,PI).

Nhớ rằng PI của động mạch ([V1−V2]/Vmean, với V1 = peak systolic velocity và V2 = enddiastolic velocity) được tính khác với PI của tĩnh mạch Cửa (V2/V1). Còn chỉ số thường dùng của động mạch Gan là chỉ số cản RI, được tính như sau:




Trong đó PSV = tốc độ đỉnh tâm thu, peak systolic velocity và EDV = tốc độ cuối tâm trương, end diastolic velocity.

Tính RI là phần dễ nhất vì hầu hết các máy siêu âm đều có phần mềm tính RI tự động. Nhưng kết quả có khi không rõ ràng vì khoảng giá trị trung bình lại khác nhau với động mạch khác, địa điểm nghiên cứu khác và bài báo khác. Hơn nữa kết quả bất thường luôn có ý nghĩa không rõ ràng. Do vậy không nên chỉ đơn thuần dựa vào số đo đơn độc này mà còn phải dùng thêm các dữ liệu khác.

Nói chung, động mạch trở kháng thấp có RI= 0,55 đến 0,7. Động mạch Gan có trở kháng thấp, nhưng khoảng giá trị bình thường lại rộng hơn,  từ 0,55 đến 0,81.

Động mạch trở kháng cao có RI lớn hơn 0,7; thấp hơn có thể là bệnh lý. Bệnh lý có tác động đến trở kháng động mạch. Để xác định khi nào trở kháng động mạch bất thường (quá cao hoặc quá thấp) cần xem xét sức cản của chính động mạch ấy. Thí dụ, RI=0,8 của động mạch Cảnh ngoài là hoàn toàn bình thường, vì đây là động mạch có trở kháng cao; tuy nhiên với cùng giá trị RI ở một động mạch trở kháng thấp (như động mạch Gan) lại là bất thường và có thể là bệnh lý.

CHỈ SỐ TRỞ KHÁNG (RI) ĐỘNG MẠCH GAN

Trong bệnh cảnh của siêu âm gan Doppler, các ý sau đây được giản lược hóa nhằm giúp hiểu được bệnh lý có ảnh hưởng đến RI của động mạch Gan như thế nào:

1. RI cao không có giá trị đặc hiệu trong bệnh lý gan, hơn nữa, nếu đơn độc rất ít có ý nghĩa so với trường hợp RI thấp.

2. RI quá cao có thể do sau ăn, tuổi già, bệnh lý vi động mạch ngoại vi lan tỏa, với nhiều nguyên do bao gồm bệnh lý gan mạn tính do chai gan hay viêm gan mạn.

3. RI quá thấp: hẹp shunt mạch máu gần hoặc xa (dò động tĩnh mạch hay dò động tĩnh mạch cửa), như trong chai gan nặng, chấn thương (gồm cả chấn thương do thày thuốc), hoặc hội chứng Osler-Weber-Rendu.

Vì gan cần máu liên tục, động mạch Gan có trở kháng thấp, với RI trong khoảng 0,55 đến 0,7. Nói chung dạng sóng động mạch Gan bình thường là phổ đập với trở kháng thấp.

Bệnh lý gan làm cho RI tăng lớn hơn 0,7 hoặc giảm dưới 0,55. Trở kháng cao là triệu chứng không đặc hiệu, và có thể xảy ra lúc sau ăn, bệnh nhân cao tuổi, bị chèn ép vi động mạch ngoại vi lan tỏa hay bệnh lý, như trong bệnh lý tế bào gan mạn (kể cả chai gan), ứ huyết tĩnh mạch gan, nhồi máu lạnh (cold ischemia) sau ghép gan, và trong bất kỳ giai đoạn nào của thải ghép gan (bảng 4).




Động mạch Gan có trở kháng thấp có giá trị bệnh lý đặc hiệu hơn và nhiều chẩn đoán phân biệt giới hạn gồm các tình huống kết hợp với hẹp động mạch gần (hẹp động mạch gan ghép) [thông nối], bệnh lý xơ vữa [động mạch Thân tạng và Gan], hội chứng dây chằng cung (arcuate ligament) và các shunt mạch máu xa (ngoại vi) [dò động tĩnh mạch sau chấn thương hoặc do chai gan với cao áp tĩnh mạch Cửa và kết hợp với shunts động tĩnh mạch hay động mạch tĩnh mạch cửa, hội chứng Osler-Weber-Rendu với dò động tĩnh mạch] (bảng 5).



 
Tác động của chai gan trên vi tuần hoàn động mạch Gan khá phức tạp và có nhiều biến thiên. Trở kháng động mạch có biểu hiện giảm, bình thường, hoặc tăng ở bệnh nhân chai gan. Một số diễn tiến bệnh được cho là làm tăng trở kháng như phù do viêm, chèn ép động mạch do các nốt tái tạo, và chèn ép động mạch do nhu mô gan cứng vì hóa xơ. Mặt khác, tình huống “đáp ứng giảm xóc động mạch gan” (tăng nhanh bù trừ các động mạch nhỏ và tăng lượng giường động mạch nhỏ) và tạo shunt động tĩnh mạch được cho là làm giảm trở kháng.

Cân bằng toàn thể các yếu tố này giúp đoán ra thực tế có việc đánh giá hẹp hòi về trở kháng và cho rằng RI động mạch Gan không ích lợi trong chẩn đoán chai gan hay tiên lượng tình trạng nặng của bệnh lý này.