Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Tăng áp lực nội sọ- Siêu âm đo đường kính dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu.

Tăng áp lực nội sọ - Siêu âm đo đường kính dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu.

Từ Blaivas M, Theodoro D, Sierzenski PR: Elevated intracranial pressure detected by bedside emergency ultrasonography of the optic nerve sheath. Acad Emerg Med. 2003 Apr;10(4):376-81.

Đo đường kính dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu bằng siêu âm là cách thức đơn giản, không xâm lấn và có hiệu quả trong phát hiện tăng áp lực nội sọ. Blaivas và cs (2003) đã dùng siêu âm nhãn cầu để đánh giá tăng áp lực nội sọ ở người lớn tại khoa cấp cứu. Bệnh nhân mất tri giác nhiều mức độ có thể bị tăng áp lực nội sọ do nhiều nguyên nhân. Tăng áp lực nội sọ ở khoa cấp cứu thường xảy ra ở bệnh nhân chấn thương đầu hoặc bị xuất huyết nội sọ tự phát.

Phù gai thị thường xảy ra muộn nhiều giờ sau tăng áp nội sọ. Có một phương tiện khám nhanh chóng, tại giường và không xâm lấn là yêu cầu cần thiết để phát hiện tăng áp nội sọ khi không có phương tiện chẩn đoán hình ảnh quy ước hữu hiệu.

Dây thần kinh thị giác ở sau nhãn cầu và được bọc bằng một bao chứa dịch, bao này tiếp giáp với màng cứng và khoang dưới nhện trong có dịch não tủy lưu thông. Tương quan giữa đường kính bao dây thần kinh thị giác và áp lực nội sọ đã được công nhận. Đo đường kính dây thần kinh thị giác có thể phát hiện tăng áp lực nội sọ.

Trên siêu âm, với đầu dò linear 7,5-10MHz, đường kính dây thần kinh thị giác bình thường khoảng 5mm. Bao dây thần kinh thị giác được đo sau nhãn cầu 3mm cả 2 bên mắt. Yêu cầu của vị trí 3mm sau nhãn cầu do tại đây sự tương phản của siêu âm là rõ nhất, và kết quả có thể lập lại. Trung bình nên đo 2 kích thước. Khi đường kính bao dây thần kinh thị giác lớn hơn 5mm có thể xem như bất thường và chẩn đoán tăng áp lực nội sọ có thể đặt ra.

Bao dây thần kinh thị giác giãn 5,3mm ở bệnh nhân tăng áp nội sọ. Đo khoảng cách sau nhãn cầu 3mm và kích thước đo lần sau là đường kính bao dây thần kinh thị giác = 5,3mm (Hình của Michael Blaivas, M.D.)

Báo cáo của Blaivas và cs phát hiện 14/35 bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ bằng siêu âm và xác chẩn bằng CT. Đường kính bao dây thần kinh thị giác trong tăng áp lực nội sọ là 6,27mm (95% CI =5,6-6,89). Số còn lại, không có tăng áp lực nội sọ, là 4,42 mm (95% CI = 4,15 to 4,72).  Độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 100% và 95%, giá trị tiên đoán dương và âm tính là 93 và 100%.

ASC20110868


Title Ultrasound Measurement Of Optic Nerve Sheath Diameter Estimation Of Intracranial Pressure In Adult Trauma Patients
L. Yeung- R. Kwan- A. Strumwasser-- E. Cureton- K. Dozier- E. Miraflor- J. Sadjadi- G. Victorino
 UCSF-East Bay Department Of Surgery - Alameda County Medical Center- 1411 E. 31st Street #OA2 -Oakland, CA USA



Abstract

Introduction: Ultrasound measurement of optic nerve sheath diameter (ONSD) can be used as a rapid non-invasive assessment tool for evaluating intracranial pressure (ICP). We hypothesized that ultrasound measurement of ONSD accurately predicts ICP before and after therapeutic efforts to control ICP are performed. The aims of this study were
1) to correlate ultrasound measurement of ONSD to subsequent invasive ICP measurement, and
2) to correlate the side of head injury with ipsilateral and contralateral ONSD and invasive ICP measurement.
Methods: A blinded, prospective, clinical study of adult trauma patients with blunt or penetrating head trauma requiring an intracranial pressure monitor was performed at a University-based urban trauma center. Left and right optic nerve sheath diameters were measured by optic ultrasound before and after invasive placement of an ICP monitor (Camino bolt or ventriculostomy).
Results: 54 independent evaluations of ONSD in 9 trauma patients (8 blunt, 1 penetrating) requiring an intracranial pressure monitor for head trauma were enrolled. Pre-ONSD diameter (3 recordings per patient = 27 assessments) and post-ONSD diameter (3 recordings per patient = 27 assessments) were assessed and correlated with side of injury in the presence of an ICP monitor. There was no difference between left (mean pre-ONSD = 0.64 ± 0.07cm vs. mean post-ONSD = 0.60 ± 0.04cm, p=0.7), right (mean pre-ONSD = 0.62 ± 0.07cm vs. mean post-ONSD = 0.60 ± 0.04cm, p= 0.8), pre- and post-intervention ONSD measurements. No correlation was observed between invasive ICP measurements and pre-intervention ONSD (pre-intervention left vs. ICP R2 = 0.42, pre-intervention right vs. ICP R2 = 0.43), regardless of the side of traumatic head injury, pressure monitor location, or presence or absence of elevated intracranial pressure (P over 0.11 for each). Moreover, there was no correlation observed between invasive ICP measurements and post-intervention ONSD (post-intervention left vs. ICP R2 = 0.52, post-intervention right vs. ICP R2 = 0.52), regardless of the side of traumatic head injury, pressure monitor location, or presence or absence of elevated intracranial pressure (P over 0.15 for each). Ultrasound ONSD had a sensitivity of 50% and an accuracy of 37.5% for predicting elevated ICP.
Conclusions: Despite the expanding use of ultrasound in evaluating trauma patients, the clinical utility of ocular ultrasound measurement of optic nerve sheath diameter to predict ICP in head injured patients prior to invasive monitoring is not a reliable test due to variability and lack of correlation.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Theo dõi kết quả siêu âm Loạn sản khớp hông chưa trưởng thành (type 2a theo phân loại Graf)

Từ Follow-up Sonographic Results for Graf Type 2a Hips, Association with Risk Factors for Developmental Dysplasia of Hip and Instability, Pinar Kosar, Elif Ergun, Fatma Dilek Gokharman, Ahmat Tuncay Turgut, Ugur Kosar, J. Ultrasound Med 2011;30:677-683.



Loạn sản chỏm và dây chằng lỏng lẻo là đặc trưng của loạn sản khớp hông. Tiến trình khớp hông trưởng thành là một tiến trình động sau sanh, và phát triển thích hợp cần sự tương tác quân bình giữa xương đùi và chỏm. Khớp hông có thể không vững về lâm sàng hay có vẻ bất sản trên siêu âm trong giai đoạn sơ sinh có thể trở nên bình thường mà không cần điều trị. Theo Bialik và cs, khớp hông bệnh lý trên siêu âm vào 1-3 ngày tuổi, tùy loại, chỉ còn 10% bất thường khi được 6 tuần tuổi. Mặt khác, dù tần suất thấp, loạn sản vẫn có thể xảy ra ở khớp hông thoạt đầu bình thường. Hiện tượng loạn sản muộn độc lập với các yếu tố môi trường và là một nguy cơ khi có tiền sử gia đình. Do vậy thời điểm khám siêu âm tối ưu và chỉ định lúc khám là rất quan trọng để tránh việc điều trị không cần thiết trong lúc giảm số ca loạn sản muộn và tỉ lệ can thiệp mổ. Với quan điểm này thì loạn sản nhẹ (minor dysplasia) là vấn đề. Khớp nào cần trị và khi nào trị là điều còn phải tranh luận. Nói chung là cần siêu âm theo dõi chặt chẽ mỗi tháng. Thêm vào đó chẩn đoán loạn sản khớp hông gây ra áp lực xã hội, và một số gia đình không gắn với việc theo dõi định kỳ. Do đó siêu âm chẩn đoán type 2a ngay từ lần khám đầu tiên, cùng với việc xác định bệnh nhi có nguy cơ cao của loạn sản tồn tại hay nặng hơn là một vấn đề quan trọng.


Loạn sản khớp hông chưa trưởng thành thay đổi từ 2,3% đến 56% tùy báo cáo. Số liệu của tác giả là 15,3% trường hợp (11,3% khớp). Khác biệt số liệu giữa các báo cáo có thể do thời điểm khám, tuổi bệnh nhi hay đặc điểm di truyền của dân số. Tuy nhiên, phát hiện các loạn sản nhẹ đòi hỏi nhiều kỹ năng khám hơn các khớp hông bất thường nặng. Và kinh nghiệm người khám, chất lượng máy cũng có ảnh hưởng đến tần suất của loạn sản khớp hông chưa trưởng thành.






1. Graf còn phân type 2a thành 2a(-) (góc alpha =50-55 độ) và type 2 a(+) (góc alpha =55-59 độ).




2. Type 2a (loạn sản chưa trưởng thành, immature) sẽ ngẫu nhiên phát triển bình thường trong 97% trường hợp, trong vài tuần đầu, và góc alpha trở nên bình thường (reaching a plateau) sau 2-3 tháng tuổi.


3. Loạn sản khớp hông và các yếu tố nguy cơ: do tăng áp lực trên thai nhi và giảm đề kháng gây trật khớp. Nhưng chưa có nghiên cứu nào về tương quan của type 2a với các yếu tố nguy cơ của loạn sản khớp hông, ngoại trừ một báo cáo cho rằng khớp hông phái nữ thường thiên về chậm trưởng thành.


4. Trong số các yếu tố nguy cơ và dị tật kết hợp với loạn sản khớp hông, bất thường về hệ thần kinh trung ương được tác giả nhìn nhận có ảnh hưởng đến hình ảnh siêu âm xấu hơn cho type 2a; điều này quan trọng vì khớp hông trưởng thành cần có trương lực cơ bình thường.


5. Khớp hông không vững là một tiên lượng độc lập cho type 2a về siêu âm. Tần suất khớp hông không vững tùy thuộc vào thời điểm khám siêu âm vì điều này được giải quyết khi bé lớn tuổi hơn. Tình trạng không vững khớp độc lập với cấu tạo giải phẫu của khớp và có thể xảy ra ở cả khớp bình thường lẫn khớp loạn sản (khớp không vững có trong 8,52% type 1 và 7,63% type 2 của một nghiên cứu gồm 3.400 trẻ). Mặc dù nhiều báo cáo cho rằng tình trạng khớp không vững với cấu tạo khớp bình thường là không quan trọng, nhưng theo tác giả, khớp không vững là yếu tố tiên lượng của phát triển khớp bất thường. Nói chung 90% khớp vững với hình ảnh siêu âm bất thường sẽ trở nên bình thường mà không phải điều trị. Không chỉ với type 2a được báo cáo trở nên bình thường ngẫu nhiên khi đã vững, mà còn với các loại loạn sản nặng như type 2c và D cũng được báo cáo trở nên bình thường một cách ngẫu nhiên.






Tóm lại, trong nghiên cứu của tác giả, 11,3% của type 2a hầu hết trở nên bình thường tự phát, chỉ có 5,3% cần phải điều trị. Hình ảnh siêu âm bệnh lý cũng xảy ra ở các ca không có yếu tố nguy cơ của loạn sản khớp hông (ngôi mông, nặng cân, bất thường hệ thần kinh trung ương, tiền sử gia đình…). Theo tác giả, khớp không vững, bất thường hệ thần kinh trung ương, type 2a một bên là những yếu tố tiên lượng cho siêu âm khớp hông bất thường, nên được theo dõi định kỳ cẩn thận. Và một khi phát hiện được khớp hông type 2a, việc theo dõi siêu âm theo hẹn là rất cần thiết.
______________________________________________
 Ghi chú=
 
Số liệu của chúng tôi (Bs Nguyễn Thiện Hùng) gồm (n=811 bé, 1.622 khớp) khám sau sanh vào ngày 1-3 tuổi, được trình bày trong bảng sau, trong đó type 2a =986/1622 (60,79%).