KHẢO
SÁT GIÁ TRỊ SIÊU ÂM ĐÀN HỒI BÁN ĐỊNH LƯỢNG
(SEMI-QUANTITATIVE)
TRONG CHẨN ĐOÁN U VÚ
Value
of Strain Elastography (Semi-quantitative)
in
Breast Tumor Diagnosis.
Jasmine Thanh Xuân*, Phan Thanh Hải*
TÓM
TẮT
Mục tiêu: Kết hợp siêu âm B-mode và siêu âm
đàn hồi (SAĐH)bán tự động, từ đó tính giá trị ngưỡng (cut-off value)của SAĐH
trong chẩn đoán u vú lành- ác.
Phương pháp: bệnh
nhân nữ có u vú được siêu âm vú B-mode bằng máy WS80A-Samsung, đánh giá Bi-rads
u, sau đó dùng SAĐH khảo sát bản đồ màu (theo
thang điểm Tsukuba-score) và tính tỷ lệ B/A(B= tổn thương u, A= mô mỡ lành bên
trên tổn thương). Từ đó đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương,
độ chính xác và giá trị ngưỡng cut-off của phương pháp SA ĐH trong phân biệt u
vú lành-ác
Kết quả: 93 bệnh nhân nữ có u vú (67 lành, 26 ung thư vú, được xác chẩn bằng tế
bào học và mô bệnh học). Tỷ lệ đàn hồi (Ratio B/A) trung bình của SAĐH bán tự động
ở u ác tính và u lành tính so với mô mỡ lần lượt là: 4,73 +/- 2,45 và 1,85 +/- 0,92.
Diện tích dưới đường cong ROC là 0,92. Tỉ
lệ trung bình ở ngưỡng cắt ( cut-off value) là
(2,43) có độ nhạy (88,5%), độ đặc hiệu (82,1%), giá trị tiên đoán dương (92,8%),
độ chính xác (accuracy) (82,3%)
trong chẩn đoán u vú ác tính.
Từ khóa: Siêu âm đàn hồi nén (Strain Elastography (SE)), bán tự động, thang điểm Tsukuba
(Tsukuba score), tỷ lệ (B/A)
ABSTRACT
Objective: Using Strain Elastography Imaging (semi-quantitative) and conventional
ultrasound to find out cut-off value of Strain Elastography in differentiating benign from
malignant breast tumors.
Method: Using the WS80A equipment (Samsung) to evaluate together breast
tumors by B-mode conventional breast ultrasound, and Strain Elastography
(semi-quantitative), based on Tsukuba-score and Ratio (B/A) (A= tumor lesion,
B = fatty tissue above the lesion) in diagnosis of benign from malignant breast tumors.
Results: 93 women with breast tumors (67 benign tumors, 26 breast cancers),
diagnosed by elastic and conventional ultrasound with cytology and histopathology results
as gold standard. The average rate of semi-quantitative in malignant and benign tumors in
comparison to fatty tissue were 4.73 +/- 2.45 and 1.85 +/- 0.92 respectively.
Area under the ROC curve is 0.92 and cut-off value was 2.43 with sensitivity 88.5% and
specificity 82.1%, positive predictive value 92.8%, and accuracy 82.3% in the diagnosis of
benign from malignant tumors.
Conclusion: Using Strain Elastography to measure the elasticity ratio of the breast tumor
to fatty tissue, showed a cut-off value =2.43, with high sensitivity and specificity in
diagnosis of benign from malignant breast tumors. The results of this study have strong
complements to the breast Bi-Rads categories classification.
Key words: Strain Elastography (SE), Semi-quantitative, benign /malignant breast tumor,
Tsukuba-score , Ratio (B/A).
I.
TỔNG
QUAN
Siêu âm đàn hồi (SAĐH) đã được nghiên cứu
từ đầu thập niên 1990 và ứng dụng (trong khám gan, giáp, vú, tiền liệt tuyến. .)
để đánh giá độ đàn hồi của mô, cho biết thông
tin về cấu tạo cơ học (độ cứng,
độ nhớt) của cấu trúc cần
khảo sát.Về nguyên lý, mô sẽ bị biến dạng khi bị
đè ấn từ ngoài hoặc từ bên
trong. Mô bình thường, mềm
sẽ bị dời chỗ nhiều, biến dạng nhiều. Mô bệnh lý, cứng hơn,
ít bị dời chỗ hơn và biến dạng ít hơn.
SA ĐH bán định lượng đã được nhiều tác
giả nước ngoài nghiên cứu nhưng tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều.
Nghiên cứu cuả chúng tôi dùng phương pháp SAĐH đè ép bằng tay (SAĐH bán
tự động) của đầu dò thẳng để khảo sát khối u vú trên bệnh nhân. Kết quả: thể hiện ở hai giá trị: Bản đồ đàn
hồi (Elastogram, tính theo thang điểm của Tsukuba) và
tính tỷ lệ về độ đàn hồi giữa
khối u và mô mỡ trước vú (Ratio B/A).
·
Mục tiêu nghiên cứu:
Mô
tả tổn thương u vú theo phân loại Bi-rads và tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
tiên đoán dương, độ chính xác và giá trị ngưỡng trung bình( cut-off value) của
nhóm u lành/ác bằng SAĐH bán tự động, từ đó đề xuất dùng SAĐH ứng dụng vào siêu
âm u vú, định hướng chẩn đoán u lành- ác.
II-
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
·
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa nhũ, Trung
tâm Y khoa Medic TPHCM từ tháng 5 đến tháng 6.2017.
·
Tất cả bệnh nhân nữ (không phân biệt tuổi) có
u vú được siêu âm vú bằng B-mode, phân loại Bi-Rads, sau đó dùng SAĐH bán tự động
để đánh giá bản đồ màu (theo phân loại của Tsukuba) và đo tỷ lệ độ cứng của khối
u so với mô mỡ trước vú (Ratio B/A). Mỗi tổn thương được đo 3 lần và ghi nhận kết
quả trung bình. Các tổn thương Bi-Rads 3-4-5 được làm sinh thiết (FNAC, core
biopsy) để xác chẩn.
·
Tiêu chuẩn loại
trừ: tổn thương ung thư đã biết có phát triển ra ngoài gây lở loét da; bệnh
nhân có đặt túi thẩm mỹ.
·
Phương tiện
nghiên cứu: Máy siêu âm WS80A (Samsung), đầu dò thẳng tần số 5-12MHz, có phần mềm
SAĐH bán tự động được cài đặt sẵn trong máy.
·
Phần mềm SPSS 20
dùng trong thống kê y học để tính độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác và giá trị
ngưỡng (cut-off value).
·
Đọc kết quả bán
định lượng (Semi-quantitative)
Đo tỷ lệ B/A,
trong đó: A là tổn thương u- B là mô mỡ dưới da
III- KẾT QUẢ VÀ
BÀN LUẬN
v Nghiên cứu có 93 trường hợp u vú được làm SA vú
B-mode và SAĐH bán tự động, bao gồm 67 trường hợp u lành (72,04%) và 26 trường
hợp ung thư vú (UTV) (27,95%), tất cả đều được xác chẩn bằng tế bào học hoặc mô
bệnh học.
III. 1. Kết quả về phân loại bản đồ màu theo Tsukuba:
Tổng số 93 ca u vú,
trong đó 67 ca lành tính và 26 ca UTV.
Trong 67 ca lành, có 63
ca (94%) có Tsukuba score phù hợp
lành (Tsukuba score 1-2-3) và 4 ca nghi ngờ ác (Tsukuba score 4-5).
Trong 26 ca UTV, có 23
ca (88,4%) có Tsukuba nghi ngờ ác (Tsukuba
score 4-5), 3 trường hợp còn lại có dấu hiệu lành tính (Tsukuba score 2-3)
Bảng 1: Giá
trị chẩn đoán của thang điểm Tsukuba của nghiên cứu:
Tsukuba
/MBH
|
UTV
|
Lành
|
Tổng cộng
|
Thang điểm 4-5
|
23
|
4
|
27
|
Thang điểm 1-2-3
|
3
|
63
|
66
|
Tổng cộng
|
26
|
67
|
93
|
Qua bảng tổng kết trên,
cho thấy giá trị chẩn đoán của thang điểm
Tsukuba trong nghiên cứu của chúng tôi có: độ nhạy (88,4%), độ đặc hiệu (94%),
độ chính xác (92%)
v Bàn luận về giá
trị bản đồ màu theo thang điểm Tsukuba:
-
Trong 26 ca UTV,
có 23/26 ca với bản đồ màu ở thang điểm 4-5 (nghi ngờ ác và rất gợi ý ác) (độ nhạy 88,4%), cho thấy u có màu xanh
dương đậm hoặc rất đậm chiếm toàn bộ khối u và lan ra mô xung quanh, chứng tỏ
khối u UTV rất cứng và phát triển ra xung quanh mà trên siêu âm B- mode chưa
đánh giá hết được. Có 4 ca UTV nhưng bản đồ màu gợi ý lành (màu xanh lá nhiều
hơn và khu trú trong u), khả năng do mô u UTV mềm hoặc có hoại tử trong u.
-
Trong 67 ca u vú
lành tính, thang điểm Tsukuba phù hợp 63/67 trường hợp (đặc hiệu 94%), bản đồ màu
cho thấy có màu xanh lá hoàn toàn (Tsukuba 1) hoặc xanh lá xen kẽ xanh dương
nhưng màu lợt (Tsukuba 2-3), chứng tỏ u còn mềm mại. Tuy nhiên, trong nghiên cứu
của chúng tôi có 4 ca u lành nhưng thang điểm xếp loại nghi ác hoặc ác (Tsukuba
4-5, có màu xanh dương đậm/rất đậm), gặp trong u có vôi hóa lớn lành tính gây u
rất cứng, hoặc trong u do thay đổi sợi bọc tuyến vú lâu ngày làm mô vú xơ cứng;
một trường hợp còn lại gặp trong lao vú, mô vú cũng rất cứng.
III. 2. Kết quả
về tỷ lệ độ đàn hồi của u so với độ đàn hồi của mô mỡ: (FLR: Fat-to-Lesion strain Ratio):
Bảng 2: Trị số tối thiểu, tối đa, tỷ lệ trung bình
và độ lệch chuẩn của u vú ác tính so với
mô mỡ (n =26)
Tỷ lệ (Ratio)
|
Trị số tối thiểu
|
Trị số tối đa
|
Trung bình
|
Độ lệch chuẩn
|
Ratio 1
|
1.47
|
11.93
|
4.65
|
2.60
|
Ratio 2
|
1.20
|
11.15
|
4.74
|
2.57
|
Ratio 3
|
1.93
|
9.11
|
4.81
|
2.19
|
Trung bình
|
1.53
|
10.73
|
4.73
|
2.85
|
- Từ số liệu của bảng 2,
chúng tôi nhận thấy có một số trường hợp UTV nhưng tỷ lệ độ đàn hồi của u so với
mô mỡ thấp (tối thiểu chỉ 1,2 à 1,93), nghĩa là phần u này mềm, gặp trong UTV kèm hoại
tử trung tâm u, một trường hợp UTV ở bệnh nhân đang cho con bú 7 tháng, u lớn
nhanh và mô u mềm.
- Các u UTV thường cứng nên có độ đàn hồi
kém hơn mô mỡ, một vài trường hợp UTV số đo rất cao (từ 9,11à11,93), cho thấy khối UTV rất cứng, đặc biệt các khối
UTV có kích thước lớn, vi vôi (+), thời gian bị bệnh lâu. Trung bình, ở khối u
ác tính chúng tôi thấy tỷ lệ này dao động từ 3à 6.
- Theo Ueno et al.(2007), giá trị trung bình của phương pháp đo này ở UTV là 14.8, cao đáng kể so
với giá trị trung bình của u lành là 4,47. SA ĐH trong
phân biệt u lành/ác có độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác lần lượt 86,5%, 89,9%, and 88,3%.[2]
Tác giả này cũng đề nghị giá trị ngưỡng (cut-off value) <
4.8 gợi ý lành tính, > 4.8 gợi ý ác
tính với độ nhạy 76,6% và độ chuyên biệt
76.8%. Chúng tôi nhận thấy số liệu nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả
này.
-
Nghiên cứu của Chiorean 2008, Tan, Teh et al.2008 đề nghị dùng SAĐH bán định lượng
hữu ích trong việc nâng hoặc hạ phân loại Bi-Rads từ 3 lên 4a hoặc ngược lại,
nhằm giảm thiểu việc sinh thiết không cần thiết hoặc tránh bỏ sót sang
thương.[3]
-
Nghiên cứu của Nakashima and Moriya 2012 cho rằng SAĐH không những dùng để phân
biệt u lành/ác, nó còn hữu ích trong
đánh giá u tái phát sau điều trị.[3]
Qua nghiên cứu này, chúng
tôi có số liệu về tỷ lệ trung bình của SAĐH
bán tự động ở khối u ác tính so với mô mỡ là: 4,73 +/- 2,5
Bảng 3: Trị số tối thiểu, tối đa, trị số trung bình và độ lệch chuẩn của
u vú lành so với mô mỡ (n = 67)
Tỷ lệ (Ratio)
|
Trị số tối thiểu
|
Trị số tối đa
|
Trung bình
|
Độ lệch chuẩn
|
Ratio 1
|
0.26
|
4.72
|
1.77
|
0.90
|
Ratio 2
|
0.53
|
4.94
|
1.86
|
0.94
|
Ratio 3
|
0.63
|
4.57
|
1.92
|
0.93
|
Trung bình
|
0.47
|
4.74
|
1.85
|
0.92
|
-Từ số liệu của Bảng 3, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đàn
hồi tối thiểu của khối u lành so với mô mỡ từ 0,26à 0,63, chứng tỏ khối u rất mềm, và mềm hơn mô mỡ, các
trường hợp này gặp trong các tổn thương dạng nang, nang viêm có hình ảnh giống khối
u, u sợi tuyến lành có kích thước nhỏ.
- Trị số tối đa dao động từ 4,57à 4,72, số liệu cao này gặp trong một số u sợi tuyến cứng
do có nhiều nốt đóng vôi lớn lành tính, gặp trong sẹo xơ co rút cứng, trong
viêm lao vú gây xơ chai mô vú bị tổn thương.
Qua nghiên cứu này, chúng tôi xin đề đạt số liệu về tỷ lệ trung bình của SA ĐH bán tự động ở khối
u lành tính so với mô mỡ là: 1,85 +/- 0,92.
v Bảng 4: Biểu đồ
đường cong ROC:
Từ số liệu trung bình về tỷ lệ B/A của u vú, chúng tôi
có biểu đồ về đường cong ROC. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,92.
Bảng 5: Các ngưỡng cắt của tỉ lệ trung bình trong chẩn đoán u vú ác tính
Ngưỡng tỉ lệ trung bình
|
Độ nhạy (%)
|
Độ đặc hiệu (%)
|
2,32
|
88,5
|
80,6
|
2,43
|
88,5
|
82,1
|
2,56
|
84,6
|
82,1
|
2,63
|
80,8
|
82,1
|
Qua kết quả trong bảng
5 cho thấy: khi tăng ngưỡng tỉ lệ trung bình thì độ đặc hiệu tăng nhưng độ nhạy
lại giảm. Tỉ lệ trung bình ở ngưỡng cắt
2,43 có độ nhạy (88,5%) và độ đặc hiệu (82,1%) cao nhất trong chẩn đoán u vú ác
tính.
Tỉ lệ ung thư tuyến vú
tại TP. HCM với p = 26/100000 = 0,026%.( Nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư quốc tế
IACR 2004-2008), chúng tôi tính được:
Giá
trị tiên đoán dương: PPV = (88,5 x 0,026)/ [(88,5 x 0,026)
+ [(1 – 0,821)x (1 – 0,00026)] = 92,8%.
Độ
chính xác = (Se x p) +
[Sp x (1 – p)] = (88,5 x 0,026) + (82,1 x 0,974) = 82,3%.
IV- KẾT LUẬN
SA ĐH bán tự động ngày càng được trang bị thường quy
trong các máy siêu âm của nhiều hãng trên thế giới. Phương tiện này cho cách
nhìn mới về chẩn đoán bệnh lý u vú bên cạnh siêu âm B-mode, siêu âm Doppler. Hiểu
rõ về bệnh lý vú, thực hành tốt siêu âm B-mode, ứng dụng SA ĐH bán tự động để
đo đạc độ đàn hồi của khối u so với mô mỡ xung quanh, giúp bổ sung phân loại
Bi-Rads u vú, góp phần chẩn đoán lành/ác của khối u.
Tuy nhiên, phương pháp SAĐH bán tự động này cũng có một
số hạn chế: tùy thuộc kinh nghiệm người làm, khó đánh giá chính xác tỷ lệ khi u
nằm sâu, bệnh nhân có thành ngực dày, việc đo đạc giá trị đàn hồi sẽ có nhiều
thông số khác nhau tùy kích thước và vị trí của ROI trên khối u.
Qua nghiên cứu trên 26 trường hợp UTV và 67 trường hợp
u lành tính tại Medic TPHCM, chúng tôi có số liệu như sau:
Tỷ
lệ đàn hồi trung bình của SAĐH bán tự động ở u ác tính và u lành tính so với mô mỡ lần lượt là:
4,73 +/- 2,45 và 1,85 +/- 0,92.
Tỉ lệ trung bình ở ngưỡng cắt 2,43 có độ nhạy (88,5%) và độ đặc hiệu (82,1%)
cao nhất trong chẩn đoán u vú ác tính.
Giá trị tiên đoán dương: 92,8%.
Độ chính xác (accuracy): 82,3%.
Nghiên cứu này với cỡ mẫu còn ít, cần thiết có thời
gian và cỡ mẫu lớn hơn để tăng giá trị ứng dụng thực tiễn.
Tham khảo
1.
Nguyễn Thiện Hùng (2015): “Siêu âm đàn hồi
và ứng dụng lâm sàng” https://www.slideshare.net/hungnguyenthien/siu-m-n-hi-v-ng-dng-lm-sng-45375546
2.
Ueno et al. (2007): " New Quantitative
Method in Breast Elastography: Fat Lesion Ratio (FLR)”. Radiological Society of
North America 2007, Scientific Assembly and Annual Meeting, November 25 -
November 30, 2007, Chicago.
3.
Richard G. Barr (2017): “Elastography: a
Practical Approach”. First edition. Thieme. New York.
4.
WFUMB guidelines and
recommendations for clinical use of ultrasound elastography: part 2: Breast-
Ultrasound in Med.and Biol., Vol. 41, No. 5, pp. 1148–1160, 2015